0236.3650403 (128)

Tác động của đòn bẩy tài chính đến thị trường chứng khoán


Đối với thị trường chứng khoán, đòn bẩy tài chính được áp dụng chủ yếu trong thời kỳ thị trường tăng trưởng. Đứng trên quan điểm như vậy, đòn bẩy tài chính có thể được thực hiện trên cả góc độ đầu tư vào các tài sản (chứng khoán, vàng, bất động sản). Đòn bẩy tài chính cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chỉ số chứng khoán biến động rất mạnh trong năm 2009.

Tính rủi ro hệ thống của thị trường cũng tăng lên tương ứng với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trung bình của nhà đầu tư. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ lập tức bán ra khi đã chạm ngưỡng cắt lỗ của mình nhằm giảm thiểu rủi ro.

Điều này tạo ra một lượng cung áp đảo lực cầu và khiến chỉ số tiếp tục đi xuống sâu hơn. Ngược lại, sau khi tạo đáy và đi lên, thị trường cũng sẽ gặp những lực cản mạnh từ những người sử dụng đòn bẩy tài chính (và chưa cắt lỗ khi thị trường đi xuống).

Một số nhà đầu tư (NĐT) VIP do thua lỗ khá nặng nên quyết tâm gỡ gạc bằng cách sử dụng margins (đòn bẩy tài chính) với tỷ lệ cao hơn. Nhưng do từ đầu năm đến này, tín dụng cho chứng khoán bị siết, nên muốn vay cũng không hề đơn giản. Nhưng sử dụng đòn bẩy càng lớn, khi thị trường sụt giảm, lại lỗ càng nhiều và những trường hợp NĐT bị cháy tài khoản, CTCK cấp margins bị âm vốn liên tục xảy ra.

Giá cổ phiếu liên tục suy giảm khiến nhà đầu tư sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính trắng tay. Công ty chứng khoán cũng rơi vào thế bí trong việc xử lý nợ. TTCK đang ở trong giai đoạn buồn tẻ nhất đối với nhà đầu tư. Khác với giai đoạn suy thoái năm 2008 - thị trường liên tục lao dốc nhưng vẫn có sóng hồi phục đủ mạnh, gần đây thị trường giảm điểm chậm nhưng kéo dài triền miên khiến nhà đầu tư từ lỗ đến lỗ, nhất là các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.
 

ThS. Mai Xuân Bình - Khoa QTKD