0236.3650403 (128)

TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VÀ NHỮNG THIẾU SÓT KHI XÂY DỰNG TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY


1. Tầm nhìn chiến lược:

            Tầm nhìn chiến lược (viễn cảnh) thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khái quát nhất mà tổ chức mong muốn đạt được[1]. Cũng có thể coi tầm nhìn chiến lược là bản đồ đường đi của mỗi công ty, trong đó thể hiện đích đến trong tương lai (5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa) và con đường mà tổ chức sẽ đi đến được điểm đích đã định. Nói cách khác, tầm nhìn chiến lược là vẽ lên bức tranh của đích đến cùng những lý do, cách thức để đi đến đó.

            Cấu trúc của một tuyên bố tầm nhìn chiến lược:Theo James Collins và Jerry Porrans (1996), cấu trúc của một tuyên bố tầm nhìn chiến lược thường bao gồm hai phần chính:

  • Tư tưởng cốt lõi (Core ideology): xác định đặc tính lâu dài của tổ chức. Đặc tính này có tính nhất quán, bền vững, vượt trên các chu kỳ sống của sản phẩm hay thị trường, các đột phá công nghệ, các phong cách lãnh đạo và cá nhân các nhà quản trị. Tư tưởng cốt lõi bao gồm các giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi. Trong đó giá trị cốt lõi là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức, còn mục đích cốt lõi thể hiện lý do để tổ chức tồn tại.
  • Hình dung về tương lai (Envisioned future):gồm mục tiêu, thách thức và các mô tả sinh động về những gì mà mục tiêu cần đạt được.

2. Những thiếu sót khi xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty

1.

Không hoàn chỉnh – Thiếu chi tiết về công ty sẽ hướng về đâu hay kiểu công ty nào lãnh đạo đang cố gắng tạo ra.

2.

Mập mờ – Không đưa ra nhiều dấu hiệu rõ ràng công ty sẽ thay đổi trọng tâm sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ của mình hay không và như thế nào?

3.

Nhạt nhẽo – Thiếu động lực thúc đẩy.

4.

Không nổi bật – Có thể áp dụng tại bất cứ công ty nào (hoặc ít nhất với vài công ty khác trong cùng ngành).

5.

Quá tự tin với quá nhiều cấp độ tuyệt đối như tốt nhất, thành công nhất, đứng đầu, lãnh đạo toàn cầu, hay lựa chọn đầu tiêncủa khách hàng.

6.

Quá chung chung – Không xác định được ngành kinh doanh hay lĩnh vực công ty sẽ vào.

7.

Quá rộng – Thực sự không đưa ra được cơ hội nào mà ban lãnh đạo có thể nắm bắt.

ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD