0236.3650403 (128)

THÔNG TIN VỀ ĐỒNG BITCOIN


Bitcoin (ký hiệu: BTC) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức internet ngang hàng. Nó được giới thiệu bởi một nhà phát triển tên là Satoshi Nakamoto trong năm 2009.

Trên bình diện quốc tế, bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng máy tính cá nhân thông qua một tập tin ví hoặc một trang web mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào. Trong thương mại, 1 Bitcoin được chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis, được xác định bởi tám chữ số thập phân.

Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý và nó chỉ dựa trên mạng ngang hàng thuộc internet. Sự cung ứng tiền là tự động, hạn chế, phân chia và có dự kiến, và chúng được cấp cho các máy chủ hoặc "Bitcoin miners" nhằm xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào tệp lưu trữ  nhật ký giao dịch cứ 10 phút một. Đăng nhập được mã hóa bởi chữ ký số  ECDSA và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý brute force các hàm băm SHA256 biến đổi một cách phức tạp bởi "bitcoin miners." Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào sự giới hạn trên các nguồn tài nguyên của mạng. Cứ 10 phút hoặc một "block" (gói) của nhật ký giao dịch được gán cho một lượng tiền cung ứng. Số tiền cho mỗi gói phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, 25 bitcoin được cấp phát cho mỗi 10 phút - block. Nó sẽ giảm một nửa còn 12,5 BTC trong năm 2017 và tiếp tục giảm một nửa cho 4 năm tiếp sau cho đến khi có 21 triệu bitcoin lưu hành trên thị trường trực tuyến vào năm 2140.

Bitcoin là loại tiền thay thế được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Đến tháng 11 năm 2013, lượng tiền cơ sởcủa bitcoin được định giá khoảng 7 tỷ USD. Những biến động lớn trong giá trị tương ứng với đồng USD của một Bitcoin đã gợi lên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là loại tiền tệ.

1.      Phương thức giao dịch

Tích hợp sẵn trong giao thức Bitcoin là lịch sử giao dịch. Tất cả giao dịch mua bán đều được cập nhật trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng, được gọi là blockchain - thứ ghi lại số dư của mỗi tài khoản và ghi lại lược sử tất cả tài khoản tham gia giao dịch trước đó.

2.      Ví Bitcoin

Bất kỳ ai sở hữu Bitcoin đều được gán ít nhất một địa chỉ Bitcoin, nơi lưu trữ và ghi nhận trọng "ví". Ví có địa chỉ công khai và địa chỉ riêng tư. Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví bằng địa chỉ công khai, còn địa chỉ riêng tư phải được nhập khi chủ Ví muốn gửi Bitcoin đi. Bảo vệ địa chỉ riêng tư của Ví là rất quan trọng để không bị mất Bitcoin. Ví cho phép người dùng hoàn tất thanh toán giữa các địa chỉ khác nhau bằng cách cập nhập vào blockchain. Ví có rất nhiều dạng: ứng dụng cho thiết bị di động và máy tính, thiết bị phần cứng, và token giấy. Khi thực hiện giao dịch bằng thiết bị di động, người dùng có thể sử dụng mã QR để đơn giản hoá việc quy trình.

 

3.      Phương thức thanh toán

Phí thanh toán bằng Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với thanh toán thẻ tín dụng và chuyển khoản. Chí phí gửi tiền qua Bitcoin thường không phụ thuộc số lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với những người muốn gửi tiền số lượng lớn. Ví dụ: lượng Bitcoin trị giá hàng triệu USD có thể gửi đi bất kỳ đâu trên thế giới chỉ với vài cent.

4.      Tính bảo mật

Mặc dù Bitcoin sử dụng các phương pháp mã hoá, việc đó không giúp gì cho việc bảo vệ danh tính cá nhân vì tất cả giao dịch đều được công khai trên blockchain. Tuy nhiên rất khó để xác định địa chỉ Bitcoin nào gắn với người nào. Hiện tại các sàn giao dịch Bitcoin đều bắt buộc phải ghi lại danh tính khách hàng để tránh rửa tiền.

Hiện tại Bitcoin đang được xem như Vàng 2.0 vì có những tính chất sau của tiền tệ: Đáng giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán.

5.      Ưu điểm

Ngoài ra, khác với những đồng tiền được ban hành bởi chính phủ, Bitcoin có thêm những ưu điểm sau:

  • Không có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân hàng trung ương in tiền cho các tổ chức tài chính và các tập đoàn vay khi làm ăn thua lỗ.
  • Không cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và các kênh tài chính trung gian.
  • Không dễ kiếm ra Bitcoin, nhưng có thể "khai thác" được mỏ Bitcoin - đặc tính quan trọng của vàng.
  • Đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh toán chính xác rất dễ dàng.
  • Ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch không thể bị quay ngược.
  • Bảo vệ môi trường khi không phải in giấy, polymer hay dùng hoá chất khai thác vàng. Hệ thống máy tính phục vụ cho việc xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn hệ thống tài chính hiện tại.

6.      Bitcoin tại Việt Nam

Ngân Hàng Nhà Nước không công nhận Bitcoin là tiền tệ và sẽ không chịu trách nhiệm với rủi ro liên quan đến Bitcoin.

Bộ Công Thương không công nhận Bitcoin là hàng hoá.

Mặc dù Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Công Thương đã ra văn bản cảnh báo về Bitcoin, tuy nhiên chưa có điều luật nào tại Việt Nam cấm việc buôn bán, sử dụng, trao đổi Bitcoin. Các quốc gia khác trên thế giới cũng chỉ dừng lại ở mức đưa ra cảnh báo về độ rủi ro cao của Bitcoin giống như tại Việt Nam. Thực tế, sàn Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam đã được mở từ tháng 3 hiện vẫn hoạt động.

Trương Hoàng Hoa Duyên