0236.3650403 (128)

Thực trạng Thu NSNN từ năm 2005 đến 2011


Dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%).

  -Thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô năm 2005:Các mặt hàng xuất khẩu  chính :Dầu thô(23%), hàng dệt may (15 %), giày dép (9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo(4,3%), cao su (2,4%), cà phê(2,2%) tổng kim ngạch.

Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô năm 2006: dự toán 63.400 tỷ đồng, ước cả năm đạt 80.085 tỷ đồng, tăng 26,3% (16.685 tỷ đồng) so dự toán. 

    Sau khi liên tiếp tăng trong 9 tháng đầu năm, từ tháng 10/2006, giá dầu thô thế giới liên tục giảm, nhưng tính bình quân cả năm, giá dầu thô xuất khẩu đạt 506 USD/tấn (tương đương 66 USD/thùng), tăng 71,2 USD/tấn (9,3 USD/thùng) so với mức giá dự toán. Sản lượng dầu thô thanh toán cả năm chỉ đạt 16,7 triệu tấn, giảm 1,8 triệu tấn so với dự kiến đầu năm.

 -Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2007. Nếu không có biện pháp, kim ngạch xuất khẩu dầu thô có thể không thể đạt mục tiêu đề ra và thể làm giảm kim ngạch xuất khẩu của cả nước khoảng trên 500 triệu USDđến gần 1 tỷ USD.

  Dầu thô là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Sự sụt giảm của nhóm hàng này có tác động lớn đến tốc độ tăng xuất khẩu chung.

   Theo báo cáo của chính phủ, năm 2006, sản lượng dầu thô thương mại không đạt dự kiến, nhưng do gái xuất khẩu tăng nên số thu ngân sách nhà nước từ dâu thô vẫn đạt mức cao (77.400 tỷ đồng), tăng 22% (14.000 tỷ đồng) so với dự toán, tương ứng với giá bán dầu htô bình quân 65 USD/thùng  (giá dự tính 57 USD/thùng)

-Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 2007:Năm 2007 mặt hàng dầu thô đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.sản lượng dầu thô tăng trưởng không ổn định. Khối lượng của dầu thô chỉ tăng nhẹ trong đầu những năm đầu của giai đoạn 2001-2007, rồi giảm dần, sỡ dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ cạn kiệt dần, trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt  nhiều tiến triển.71.700 tỷ đồng, bằng 89,5% so ước thực hiện năm 2006. Được xác định trên cơ sở dự kiến sản lượng khai thác và thanh toán 17,5 triệu tấn, giá bình quân ở mức 475,7 USD/tấn - tương đương 62 USD/thùng

    Trong bối cảnh trữ lượng các mỏ dầu của Việt Namcó hạn và phải cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu, trước mắt là nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ chính thức đi vào hoạt động , PVN cho biết sẽ điều chỉnh hoạt động kinh doanhsang hướng giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu. Đây được coi là biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của VN trong bối cảnh giá dầuthô giảm mạnh, ảnh hưởng đến nguồn thu.

Năm 2008, lạm phát của Việt Nam lên tới mức kỷ lục 23,1%.Từ nửa cuối năm 2007 tới đầu năm 2008, giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh tỷ lệ nghịch với sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003.

   Dự toán 65.600 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng thanh toán 15,49 triệu tấn, giá bán dự kiến 64 USD/thùng. Theo số liệu báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thì thu dầu thôước thực hiện cả năm đạt 98.000 tỷ đồng, vượt 49,4% (32.400 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 27,3% so với thực hiện năm 2007 trên cơ sở sản lượng cả năm đạt 15,42 triệu tấn, giá bình quân cả năm đạt xấp xỉ 102 USD/thùng, tăng 38 USD/thùng so giá dự toán.

    Giá dầu thế giới trong năm diễn biến rất phức tạp, biên độ dao động lớn. Từ tháng 1 cho đến đầu tháng 7/2008, giá dầu thô thế giới luôn trong xu thế tăng, tháng sau cao hơn tháng trước và đạt mức cao nhất trên 147 USD/thùng (ngày 11/7/2008), sau đó giảm mạnh và trong quý IV/2008 dao động xung quanh mức 50 USD/thùng. Với tình hình giá dầu thô giảm mạnh vào quý IV/2008, khả năng thu về dầu thô năm 2008 sẽ còn giảm so với số đã báo cáo Quốc hội.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Namcho biết, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,45 tỷ USDbằng 33% so với kế hoạch năm 2009. Tuy nhiên, con số này đã giảm tới giảm 47% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 29% so với quý IV/2008.

  Ước đạt 60.500 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán đạt 15,4 triệu tấn, giá bán bình quân đạt 58 USD/thùng (dự toán sản lượng là 15,86 triệu tấn, giá bán là 70 USD/thùng).

  Nguyên nhân giảm là do giá dầu thế giớisụt giảm mạnh. Giá dầu trung bình quý I/2009 là 45 USD/thùng, giảm 55 USD/thùng so với trung bình quý I/2008 và giảm 21 USD/thùng so với trung bình quý IV/2008.
 Mặc dù xét về khối lượng, cả khai thác và xuất khẩu đều tăng, nhưng do giá cả sụt giảm đã khiến cho rất nhiều chỉ tiêu tài chính đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Sự sụt giảm của dầu khí cũng gây lo ngại cho nguồn thu ngân sáchquốc gia, vì thu ngân sách từ nguồn này hiện chiếm khoảng 22% ngân sách.

  Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn giảm tới gần một nửa do giá dầu đã sụt từ đỉnh cao nhất 149 USD/thùng năm 2008 xuống lúc thấp nhất dưới 40 USD/thùng trong nửa đầu 2009.

-Mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất - dầu thô đang sụt giảm mạnh. Đây là một nguyên nhân khiến xuất khẩu không tăng cao như mong muốn.

- Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 2010:66.300 tỷ đồng, tăng 14,3% so với ước thực hiện 2009 trên cơ sở:

+Thu từ dầu thô 61.100 tỷ đồng, với sản lượng dự kiến đạt 14,41 triệu tấn[2], giảm 01 triệu tấn so với sản lượng ước thực hiện năm 2009; giá bình quân dự kiến đạt khoảng 68 USD/thùng[3].

+Thực hiện thu vào NSNN 5.200 tỷ đồng (tương đương với 300 triệu USD) đối với khoản kết dư chi phí của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (phần được trích từ doanh thu theo quy định, nhưng chưa sử dụng hết trong một số năm).

-Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 2011:

Dự toán thu là 66.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng thanh toán là 14,41 triệu tấn, giá bán 68 USD/thùng. Kết quả thực hiện đạt 69.170 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 4,3% so dự toán, tăng 14,3% so với thực hiện năm 2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán đạt xấp xỉ 13,8 triệu tấn và giá dầu thanh toán cả năm đạt khoảng 79,7 USD/thùng, tăng 11,7 USD/thùng so với giá tính dự toán.

Xu hướng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

   Hiện nay dầu thô là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất xét theo tổng doanh thu. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ không xuất khẩu năm 1986 khi mới bắt đầu sản xuất đến mức gần đây là khoảng 3,9 tỷ USD năm 2003. . Thị trường thế giới đối với dầu thô rất lớn và tăng trưởng mạnh về mặt giá trị do giá dầu tăng. Tiềm năng xuất khẩu của ngành hàng này được coi là cao. . Các giếng dầu ngoài khơi của Việt Nam mở rộng và được cho là thuộc hàng lớn nhất tiếp sau Trung Đông.Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu nhưng cũng nhập khẩu một lượng lớn. Dầu thô 100% xuất khẩu, do Việt Nam còn thiếu các nhà máy lọc dầu. Mặc dù có mức tăng trưởng lớn về mặt giá trị (14%), nước này vẫn hoạt động kém hơn so với thị trường thế giới; tuy nhiên xét về khối lượng, xuất khẩu tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới.

   Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là khu vực Thái Bình Dương, như Australia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chúng ta nhận thấy có những cơ hội để đa dạng hoá thị trường như Indonesia, Canada và Liên minh châu Âu (Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Hungary và Italia).

Th.S Hoàng Thị Xinh