0236.3650403 (128)

THƯƠNG HIỆU ĐỘC LẬP


Thương hiệu độc lập là việc tung ra sản phẩm mới hầu như không có sự liên hệ nào với thương hiệu mẹ. Mục tiêu của việc làm này là tạo hiệu quả tối đa cho từng thương hiệu, tránh tình trạng một khi thương hiệu suy yếu, kéo theo cả những thương hiệu đang mạnh đi xuống, đồng thời cho phép công ty dễ dàng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang một ngành hàng mới và giảm bớt mâu thuẫn của các sản phẩm mang cùng thương hiệu. Mô hình cấu trúc của các tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới như Unilener hay P&G chính là những ví dụ điển hình. Với hơn 80 thương hiệu độc lập đang hoạt động trên thị trường, P&G đã chấp nhận hi sinh hiệu quả kinh tế nhóm để tạo hiệu ứng độc lập bằng cách phân khúc tấn công vào từng thị trường nhỏ. Với phân khúc dành cho tóc khoẻ và mượt, thương hiệu Pantene đang chiếm lĩnh vững chắc thị trường, trong khi phân khúc dầu gội đầu trị gàu Head&Shoulders là một thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá rất cao.

Tuy vậy, nhược điểm của mô hình thương hiệu độc lập là không tận dụng được mối liên kết mạnh của một thương hiệu chủ đạo bởi các thương hiệu hoạt động độc lập với nhau. Do vậy, đôi khi thương hiệu trở nên đơn độc và dễ gặp rủi ro. Năm 2003, khi thương hiệu kem Wall’s của Unilever dù đã rất thành công ở nhiều nước trên thế giới, song khi vào Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn dẫn đến phải nhượng lại cho Công ty Kinh Đô. Nhưng cũng chính nhược điểm của mô hình thương hiệu độc lập lại cho phép công ty mẹ hạn chế rủi ro bởi sự thất bại của một thương hiệu không hề làm cho uy tín của những thương hiệu khác trong tập đoàn bị giảm sút.

Sái Thị Lệ Thủy