0236.3650403 (128)

TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM


Đỗ Văn Tính

 

NỢ CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Khái niệm

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công tại Việt Nam, nợ công bao gồm nợ chính phú, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

- Nợ Chính phú là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hành nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.

- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.

Đặc điểm của nợ công

Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ công có những đặc điểm chủ yếu như sau :

- Thứ nhất : Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của nhà nước. Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực tiếp và trả nợ gián tiếp.

- Thứ hai : Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích : Một là, đảm bảo khả năng trở nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Hai là, đề đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn.

- Thứ ba : Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của cộng động, để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.

Phân loại nợ công

Theo quy định Điều luật 4 Luận Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì việc phân loại nợ công được quy định cụ thể như sau :

- Nợ chính phủ bao gồm :

+ Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ

+ Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, ngoài nước

+ Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ Nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm :

+ Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh

+ Nợ của ngân hành chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh

 - Nợ chính quyền địa phương bao gồm :

+ Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

+ Nợ do vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

+ Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hành chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

Các hình thức vay nợ của chính phủ

Có hai hình thức vay nợ phổ biến hiện nay :

+ Phát hành trái phiếu chính phủ

+ Vay tiền trực tiếp từ nhân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia

- Phát hành trái phiếu chính phủ : Hình thức này được quy định cụ thể ở Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu Chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Ngoài phương thức phát hành trực tiếp qua hệ thống kho bạc nhà nước thì tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 01/2011 có quy định trái phiếu Chính phủ có thể được phát hành thông qua các hình thức như : Đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường chứng khoán; Phát hành trái phiếu Chính phủ dưới hình thức đại lý phát hành; Phát hành trái phiếu Chính phủ dưới hình thức bảo lãnh, bán lẻ trái phiếu. Ngoài việc phát hành trái phiếu để vay trong nước ra thì Chính phủ còn có thể vay nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu Quốc tế của Chính phủ. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.

- Vay trực tiếp : là việc Chính phủ  vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Việc vay này thông qua các thỏa thuận vay được thực hiện đối với vay ODA, vốn vay không điều kiện ODA,…(Khoản 3 Điều 21 Luật Quản lý nợ công). Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.

Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ công

- Lạm phát : Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của chính phủ, người ta tính toán các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.

- Tài sản đầu tư : Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục...

- Các khoản nợ tiềm tàng : Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán.

Tác động của nợ công

- Về tính trung lập của nợ chính phủ.

+ Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn.

+ Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá.

Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của người tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.

-Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế : Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

+ Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.

+ Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.

+ Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính phủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.

+ Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).

+ Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.

+ Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).

Tình hình công nợ trên thế giới

Toàn cảnh nợ công thế giới

Theo cập nhật mới nhất từ Cơ sở Dữ liệu Nợ Toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng nợ chính phủ trên toàn cầu trong năm 2017 chạm mức hơn 63.000 tỷ USD. Dù tăng trưởng kinh tế và lãi suất thấp kỷ lục giúp các chính phủ dễ trả nợ hơn, nhưng nợ công vẫn luôn là vấn đề khiến các thị trường trên toàn cầu quan ngại.

Trong 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nợ công của các nước, đặc biệt là các khoản nợ nước ngoài mà nguyên nhân chính là để bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thế giới, nhiều nước buộc phải vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nợ công là một trong những nguyên nhân đáng kể dẫn đến tình trạng đói nghèo toàn cầu. Các khoản vay lãi suất lớn có thể khiến một quốc gia thêm nghèo khó do họ phải trích một lượng tiền lớn từ GDP để trả nợ, thay vì dùng số tiền đó để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhật Bản, Hy Lạp, Lebanon là 3 nước có nợ công trên GDP cao nhất thế giới. Ở chiều ngược lại, Hồng Kông, Saudi Arabia, Nga nằm trong nhóm có nợ công trên GDP thấp nhất...

Phạm vi nợ công của hầu hết các nước được nghiên cứu đều bao gồm nợ chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Ngoài ra, một số nước còn quy định phạm vi nợ công bao gồm cả nợ chính quyền địa phương, một số nước không tính nợ của ngân hàng nhà nước, nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước và nợ của các định chế tài chính khác vào phạm vi nợ công và nhiều nước cũng có những cách tính khác nhau. Nợ công phản ánh và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của một nền kinh tế, vì thế việc đánh giá nợ của một quốc gia có an toàn hay không trở nên vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư và chính phủ của quốc gia đó. Việc xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công của từng nước thường được dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và các khuyến nghị của IMF và WB. Khi nói về ngưỡng an toàn cho nợ công (UNDP), IMF và WB đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ. Tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu thì lại quy định hạn mức trần nợ công áp dụng chung cho tất cả các nước trong khối là dưới 60% GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. Anh Quốc đã vận hành hai quy tắc tài khóa trong những năm gần đây. Quy tắc thứ nhất yêu cầu trong một chu kỳ “Chính phủ chỉ được phép vay để đầu tư chứ không vay để chi thường xuyên”. Quy tắc thứ hai yêu cầu “Nợ ròng khu vực công theo tỷ lệ với GDP cần phải giữ ổn định ở mức cẩn trọng - hiện nay được xác định là dưới 40% GDP”.

Nợ công ở các nước châu Âu

Theo thống kê tới cuối năm 2016, mỗi người dân thuộc khu vực Eurozone gánh trên vai gần 92 triệu đồng (3,5 triệu EUR) tiền nợ công và con số này tăng lên sau mỗi giây khi mà đầu tư công và các khoản lãi phải trả gia tăng với tốc độ gấp đôi so với sự gia tăng về dân số. Hiện nay, nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng đối với nhiều quốc gia, nợ công của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gần 95% GDP, nguy cơ vỡ nợ rất cao. Dù gần đây có vài tín hiệu tích cực cho thấy Chính phủ đang tiến hành cắt giảm đầu tư công và giảm bội chi ngân sách nhưng tỷ lệ nợ công trên GDP của khối EU vẫn tiếp tục tăng lên trong khi kinh tế thì tăng trưởng dường như chững lại và còn suy giảm.Nợ công của châu Âu tăng dần đều qua các năm, số liệu các năm được lấy từ “đồng hồ nợ công” của thế giới thể hiện qua biểu đồ sau:

http://tapchicongthuong.vn/images/Uploaded/Share/2017/12/07/nguyen-trung-kien-2.png

 

 

 

 

 

 

 

Từ bảng số liệu trên nhận thấy nợ công năm 2016 đạt 90,3% GDP và dự báo đến hết năm 2017 là 92% GDP. Nợ công trong những năm qua ngày càng tăng cao. Thực tế, mức nợ công của châu Âu đã vượt quá xa so với tiêu chuẩn của khối đề ra. Không chỉ vậy, châu Âu phải tính tới các khoản nợ ngầm bao gồm: các khoản nợ ngân hàng, tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, trợ cấp giáo dục mà Chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà Chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo lãnh các khoản vay cho những người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán: lương hưu tăng, có nguy cơ vỡ quỹ an sinh xã hội, trợ cấp xã hội,… Đây là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Những thách thức về nợ công hiện nay cho thấy đã đến lúc cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Vậy để có thể đưa ra được các giải pháp chính sách khả thi, cần phải đánh giá toàn diện thực trạng như đã trình bày ở trên và những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý chính sách của EU.

Nợ công các nước châu Á và khu vực

Giới đầu tư bắt đầu tỏ rõ sự lo ngại cho hệ thống tài chính châu Á, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây có những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ.

Với việc lãi suất USD tăng, các doanh nghiệp và quốc gia châu Á sẽ phải thanh toán nhiều hơn cho khoản nợ bằng ngoại tệ của mình. Thêm vào đó, Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm cho USD tiếp tục tăng giá, khiến nhiều nước càng gặp khó để thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Hãng S&P Global Ratings ước tính, trong gần 1 nghìn tỷ USD nợ doanh nghiệp tại châu Á đến hạn thanh toán vào năm 2021, có 63% là nợ phải trả bằng USD và 7% bằng Euro.

Đáng lo ngại nhất vẫn là Trung Quốc với khoản nợ 258% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức 158% GDP năm 2005. Phần lớn các khoản nợ là từ những tập đoàn quốc doanh khổng lồ hoạt động không mấy hiệu quả.

Hàn Quốc là nỗi lo thứ hai. Sau nhiều năm tăng trưởng nhờ lãi suất thấp và bùng nổ thị trường bất động sản, hiện quốc gia này đang ngập trong nợ đọng cũng như nhiều vấn đề kinh tế, địa chính trị. Khoản nợ hộ gia đình kỷ lục 1,2 nghìn tỷ USD tại Hàn Quốc đã khiến thị trường tiêu dùng tại đây bị ảnh hưởng và chính quyền Seoul lo ngại việc Fed nâng lãi suất sẽ khiến mức lãi cho vay trong nước tăng theo,  ảnh hưởng đến đầu tư, tiêu dùng nội địa.

Nhật Bản cũng đã vay nợ không ít, tương đương khoảng 450% GDP. Riêng số nợ công của nước này đã đạt tới hơn 250% GDP. Tuy nhiên, rủi ro vỡ nợ của Nhật Bản không cao, nhờ việc đầu tư lớn ra nước ngoài cũng như phần lớn các khoản nợ bằng nội tệ (Yên).

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM

Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam

Thực trạng nợ công ở Việt Nam

Trong giai đoạn từ 2006 - 2012, xu hướng vốn vay nợ công tăng: năm 2006 là 91.757 tỷ đồng (22,7%) đến năm 2012 là 989.300 tỷ đồng (41,1%); riêng năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nợ công xuống thấp (23,7%). Đa phần vốn vay nợ công chiếm một tỷ lệ rất quan trọng trong vốn vay đầu tư phát triển.

Về phân bổ, sử dụng vốn vay: thứ nhất, chúng ta vay để bù đắp bội chi ngân sách. Tỷ lệ bình quân bội chi ngân sách tính cả giai đoạn 2006 - 2012 là 5%. Thứ hai, vay để đầu tư từ TPCP cho y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi... Thứ ba, vay để cho vay lại, chủ yếu đối với các công trình trọng điểm quốc gia đang cần huy động vốn; trong đó nguồn vay này chủ yếu từ nguồn vốn ODA.

Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ  công giai đoạn 2006 - 2012: Con số trả nợ cho Chính phủ là rất cao (từ 42.440 tỷ đồng/2006 - 108.186 tỷ đồng/2012). Tỷ lệ bình quân trả nợ Chính phủ, thu NSNN chiếm khoảng 15%.

Về thực trạng nợ công giai đoạn 2006 - 2012: nếu tính chỉ số nợ công/ GDP thì giai đoạn 2006 — 2012 nợ công đã tăng đáng kề, từ 41,5% (404.556 tỷ đồng) năm 2006 lên 55,6% (1.641.296 tỷ đồng) năm 2012.

Về cơ cấu dư nợ công: tính đến 31/12/2012 thì nợ Chính phủ chiếm 77,6%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,9% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5%.

Nếu cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ: nợ công ở nước ta chủ yếu được vay bằng Việt Nam đồng, đồng yên, đồng đô la, điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro về tỷ giá, lãi suất. Vay nước ngoài lớn nhất chủ yếu là vay Nhật Bản 17%; thứ hai là vay World Bank (WB) thông qua nguồn vốn đặc biệt 13%; thứ ba là vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 8%. Vay trong nước thì chủ yếu là đầu tư trái phiếu 28%, bảo hiểm xã hội 5%, vay tạm ứng tồn ngân kho bạc 9%, vay khác là 20%. Như vậy, cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ thì sẽ liên quan nhiều tới tỷ giá, lãi suất.

Nợ công nhìn dưới góc độ chỉ số tín nhiệm quốc gia: Nợ công của Việt Nam bắt đầu tham gia vào bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ năm 2005. Giai đoạn 2005 - 2007, chúng ta đã thăng hạng, từ 2007 - 2011 đi xuống và năm 2011 - 2012 lại đi lên. Chỉ số xếp hạng quốc gia đánh giá thực trạng khả năng trả nợ quốc gia và đánh giá mức độ uy tín quốc gia. Nếu được xếp hạng cao, chúng ta sẽ đi vay trên thị trường quốc tế với lãi suất và chi phí thấp hơn. Mức nợ công của Việt Nam hiện nay theo đánh giá của các tổ chức Moody’s, S&P, Fitch đều ở mức ổn định. Nếu so sánh với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippin, Mông Cổ, Sri Lanka, thì chỉ số tín nhiệm của chúng ta cao hơn.

Trong các giai đoạn gần đây, nợ công của Việt Nam chiếm khoảng 65% GDP. Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016 và con số này tăng lên xấp xỉ 65% vào thời điểm 2017-2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chinh phủ vay và nợ Chinh phủ bảo lãnh. Việt Nam đang loay hoay trong vay vốn để phát triển và vì sử dụng vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỷ lê nợ công tăng nhanh nhất. Nhưng nếu không tiếp tục vay thì cũng không có vốn để phục vụ phát triển và để trả nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới, Việt Nam cần huy động 39,5 tỷ đô la Mỹ để đầu tư phát triển đến năm 2020.

Nợ công tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tốc độ tăng nợ công tăng của nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Năm 2017, vay đảo nợ lên đến 95.000 tỷ đồng. Con số này cho thấy gánh nặng nợ công đang tăng cao. Cứ 3 tháng 1 lần, Việt Nam trả nợ công gồm cả gốc và lãi với số tiền khoảng 25 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Nếu không giải quyết nhanh chóng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô. Năm 2016, nợ công đến hạn của Việt Nam là 280.000 tỷ đồng, nhưng chỉ trả được 150.000 tỷ đồng và phải vay thêm 130.000 tỷ đồng, xấp xỉ 6 tỷ đô la Mỹ nhưng chỉ trả được 150.000 tỷ đồng và phải vay thêm 130.000 tỷ đồng, xấp xỉ 6 tỷ đô la Mỹ để đảo nợ.

http://tapchicongthuong.vn/images/Uploaded/Share/2018/06/28/Thanh-Hoa-1.jpg

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam là 2.200 USD/người/năm. Theo quy định, con số trên đã cho thấy Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo và là nước có thu nhập trung bình. Vì vậy, các khoản vay với ưu đãi về lãi suất và thời hạn sẽ không còn nữa mà chúng ta phải vay các khoản với lãi suất cao hơn và thời hạn cũng ngắn hơn. Điều này chỉ ra rằng, nếu Việt Nam vay thì cần đầu tư một cách hiệu quả đồng vốn, tạo lãi thì mới tạo lãi thì mới giảm được áp lực từ nợ công. Như đã biết về điều khoản vay vốn, “lãi mẹ đẻ lãi con” là chính sách áp dụng tính lãi suất, nên mức độ lãi suất tăng lên nhanh chóng. Trên thực tế, Việt Nam đã phải bán trái phiếu chính phủ trong nước với lãi suất cao, khoảng 8 đến 9%/năm, nhưng chỉ đủ trả lãi của nợ cũ và trả được một phần của vốn vay. Chính vì vậy, nợ mới và nợ cũ tăng nhanh dẫn đến nợ công tăng nhanh.

Thực trạng hiện tại tác động tiêu cực và gây nhiều hệ luy cho nền kinh tế - xã hội. Nợ công đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong đất nước về mọi mặt: kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… Giả sử nếu tồn tại là một quốc gia không chịu ảnh hưởng của vay nợ trầm trọng, với GDP tăng trưởng thì Việt Nam có lẽ phát triển hơn nhiều khi Nhà nước chú trọng cho đầu tư chất lượng học tập, y tế, đời sống và phúc lợi xã hội... Các hệ lụy đó là: Lạm phát tăng cao; Đồng tiền mất giá và hất nghiệp tăng cao, kinh tế kém phát triển. Khi gặp khó khăn, Nhà nước sẽ in thêm tiền để ổn định một phần chi tiêu. Điều này kéo theo lượng tiền trong lưu thông tăng, đồng tiền mất giá. Tăng thuế là việc sớm muộn do thu nhập của Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào các khoản thu từ thuế. Điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân, khi tỷ lệ nợ công tăng, Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu Chính phủ và khoản tiết kiệm trong dân giảm dần. Khi khoản nợ quá lớn, Chính phủ buộc tăng thuế để trả nợ vay làm tổn thất xã hội. Điều này tạo thành 1 vòng luẩn quẩn không thoát được.

Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ công tăng cao:

Thứ nhất. Đầu tư ồ ạt. Đường xá, cầu đường được xây dựng và mở rộng, chi phí được lấy từ ngân sách nhà nước. Mà ngân sách này là đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước. Theo thống kê, xây dựng đường xá mất khoảng 20 triệu USD/km. Trong khi theo tính toán, đường xá sau khi được xây dựng xong và đi vào sử dụng trong 2 năm đã phải tu sửa. Tương tự, mới đây Việt Nam bỏ chi phí xây dựng tượng đài một cách phung phí với chi phí lớn. Với những chi phí bất hợp lí như vậy, tỷ lệ nợ công của Việt Nam sẽ ngày càng tăng nhanh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên Nhà nước còn phải gánh thêm khoản nợ. Thực tế hiện nay, có 12 dự án đầu tư không hiệu quả và cần xử lý của Bộ Công Thương. Bộ Tài chính báo cáo có 72 dự án đầu tư khác của doanh nghiệp nhà nước không khả thi và có nhiều khả năng thua lỗ. Điều này đã làm tăng thêm áp lực về gánh nặng nợ công cho Chính phủ.

Bên cạnh đó là các dự án phát sinh tăng vốn.

Thứ hai. Có hiện tượng tham nhũng, thất thoát. Lãi phải trả cho cho các khoản đi vay quá lớn, trong khi phần lớn số vốn vay lại không được sử dụng hiệu quả do nhiều lý do như tham nhũng, thất thoát, chậm tiến độ... Điều đó dẫn đến các khoản lãi ngày càng trầm trọng. Trong chi tiêu Chính phủ, chi thường xuyên chiếm 71%, chi trả nợ chiếm 24,5%, còn lại 4,5% tổng ngân sách cho đầu tư.

Bên cạnh đó, chưa có sự minh bạch trong sử dụng vốn vay. Việt Nam có rất nhiều dự án chậm tiến độ so với dự kiến. Càng kéo dài, trì trệ thì càng lỗ, trong khi đó thì gánh nặng trả lãi của các khoản vay lại ngày càng tăng. Đặt ra câu hỏi là liệu nguồn vốn đã thực sự được đầu tư đúng hướng và các nhà lãnh đạo đã thực sự đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu khi mà có quá nhiều dự án thua lỗ, chậm trễ, phải thay đổi nhiều nhà thầu mới có thể hoàn thành.

Quản lý nợ công ở Việt Nam

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IFM), tính đến hết năm 2018, nợ công tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tăng mạnh so với hơn 1 thập kỷ trước. Trong đó, tại các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ nợ công/GDP đã tăng rất mạnh trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2007-2012 trước khi dừng lại và đi ngang.

Ngược lại, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Chính phủ tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển lại có xu hướng đẩy mạnh chi tiêu và vay mượn nhiều hơn. Tình trạng nợ công/GDP áp sát trần an toàn do đó đã trở nên phổ biến trên quy mô toàn cầu trong những năm gần đây.

Nhận định về tình hình nợ công của Việt Nam ở thời điểm hiện tại, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, mặc dù được xếp hạng khá cao trong khu vực về tỷ lệ nợ công/GDP nhưng chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ này thông qua kế hoạch tài chính công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Trong bức tranh chung về tài chính công, Việt Nam đã và đang từng bước ghi nhận những điểm tích cực khi tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài đều dần trở nên tích cực và nằm trong giới hạn cho phép.

Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ nợ công/GDP đã giảm từ mức đỉnh 63,7% xuống 58,4% trong khi nợ chính phủ/GDP được kéo về ngưỡng 50%. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế hồi phục và đạt mức 7,1% trong năm 2018, quá trình thoái vốn và cổ phần hóa cũng được đẩy mạnh trong giai đoạn kể trên. Hoạt động chi thường xuyên cũng được Chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn khi tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi ngân sách Nhà nước giảm từ 75% về 68%.

http://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/quanva/102019/15/09/24b213f9a0a942aac161b378c3e984ed_no-cong-1.jpg

 

Mặc dù vậy, VDSC cho rằng vẫn còn đó những vấn đề cần được cải thiện như tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, diễn biến thoái vốn, cổ phần hóa đang tắc nghẽn và bội chi Ngân sách vẫn đang ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Thực trạng về quản lý nợ công

Trong khi, nhu cầu tập trung và khai thác vốn cho nền kinh tế trong khu vực kinh tế Nhà nước ngày càng cao, nhiệm vụ huy động vốn, vay nợ và dịch vụ trả nợ ngày càng tăng thì công tác quản lý nợ lại chưa theo kịp yêu cầu.

Nhìn chung, công tác quản lý nợ của Việt Nam chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, chưa tập trung. Cho đến nay, các khuôn khổ pháp lý về vay nợ, trả nợ, quản lý và sử dụng các khoản vay nợ đã có nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao. Trước khi có Luật về Quản lý nợ Công (hiệu lực 01/01/2010), khái niệm “nợ công” chưa hình thành. Cho đến nay, đã có quy định nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương, nhưng các quy định về mục tiêu, phạm vi, thẩm quyền quản lý nợ công còn rất rời rạc. Quản lý nợ khu vực công do nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý; ngay trong nợ Chính phủ cũng tách rời giữa quản lý nợ trong nước và nước ngoài. Điều đó đã hạn chế đáng kể năng lực quản lý nợ của quốc gia. Bức tranh toàn diện, chính xác và kịp thời về tình trạng nợ quốc gia chưa được thể hiện, đã không cho phép cung cấp những thông tin tin cậy cho việc hoạch định các chính sách tài khóa theo hướng vừa huy động tối đa được nguồn vốn cho đầu tư với chi phí thấp nhất có thể, vừa giám sát tốt rủi ro tài khóa phát sinh từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công, giúp duy trì sự lành mạnh của nền tài chính, tiền tệ quốc gia xét về tầm trung – dài hạn.

Các nước càng phát triển càng quan tâm đến quản lý nợ Nhà nước và yêu cầu tính minh bạch cao trong các hoạt động vay, trả và quản lý nợ của Chính phủ. Nếu Chính phủ gặp khó khăn trong thanh toán nợ, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chương trình phúc lợi xã hội hoặc buộc phải cắt giảm một số khoản chi cho đầu tư phát triển, đồng thời có thể dẫn đến bất ổn trên thị trường tài chính. Quản lý tốt nợ công, giúp tăng cường khả năng ứng phó của quốc gia trước một số diễn biến bất lợi của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, giúp quốc gia vay nợ được ở mức cao hơn. Quản lý tốt nợ công, cũng giúp phát triển thị trường huy động vốn trong nước của Chính phủ nói riêng và thị trường tài chính nói chung, thông qua việc tăng tính minh bạch và dự đoán được của các hoạt động vay nợ của Chính phủ, với tư cách một chủ thể quan trọng của thị trường.

Theo đánh giá của Chính phủ và Quốc hội công tác quản lý ở Việt Nam hiện nay như sau:

Hệ thống thể chế và chính sách quản lý nợ công đã được hình thành, công tác quản lý và giám sát nợ công đã được quan tâm, đang tiệm cận dần với thông lệ quốc tế. Có thể khẳng định, đã có một số văn bản pháp lý, một số quy định và hướng dẫn của Nhà nước để quản lý nợ, vay nợ và trả nợ của Nhà nước. Luật Quản lý nợ, Luật Ngân sách Nhà nước, các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, các Thông tư, các văn bản quy định và hướng dẫn của các Bộ Ngành đã tạo lập cơ sở pháp lý cho việc vay nợ trong nước và nước ngoài, việc sử dụng và trả nợ các khoản vay. Các quy định về phát hành bảo lãnh Chính phủ cũng đã tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc phát hành.

Trên cơ sở các quy định mang tính pháp lý, có thể xác định phạm vi quản lý nợ Nhà nước (Nợ Công) bao gồm quản lý nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực Nhà nước. Nợ Nhà nước là toàn bộ các nghĩa vụ nợ thực tế của khu vực Nhà nước và những bảo lãnh của Chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm chuẩn bị khả năng trả nợ, để trang trải nợ và duy trì hệ số tín nhiệm của quốc gia. Đồng thời, đã hình thành quy trình vay và trả nợ làm căn cứ cho việc quản lý nợ. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách quản lý nợ công còn quá phân tán ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật, còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Đặc biệt, là sự thiếu gắn kết giữa chức năng quyết định đầu tư với chức năng cân đối ngân sách để trả nợ. Thiếu chế tài kiểm soát chỉ số nợ công, thiếu các biện pháp cần thiết và có hiệu quả để quản lý rủi ro nợ, vay nợ và trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Đánh giá về quản lý nợ công ở Việt Nam từ 2006 – 2012

Những thành công trong công tác quản lý nợ công

Thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách nhà nước. Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP. Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia... đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay công.

Thứ hai, các chỉ số nợ công hiện nay nếu theo chiến lược dài hạn và chương trình nợ công trung hạn thì đang trong giới hạn an toàn.

Thứ ba, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định và ưu đãi; Chẳng hạn như các dự án của WB hay ADB thường khoảng 20 - 30 năm, thậm chí có dự án 40 năm; thời gian ngắn hạn từ 5 đến 10 năm; lãi suất 11 - 12%. Thực tế khoảng 80% khoản vay của chúng ta là khoản vay ưu đãi nên áp lực nợ công không lớn lắm và có thể nói là nằm trong tầm kiểm soát được.

Thứ tư, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng; đặc biệt những năm gần đây tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định; Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ nên đồng yên yếu đi, chúng ta sẽ có lợi rất nhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro.

Thứ năm, xu hướng giảm tỷ trọng nước ngoài trong cơ cấu Chính phủ với tiêu chí: tỷ trọng hàng năm là nợ trong nước tăng lên và nợ nước ngoài giảm đi.

Thứ sáu, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh hoạt: không chỉ vay từ các tổ chức tài chính mà hiện nay vay rất nhiều từ các dịch vụ phái sinh và các văn phòng tài chính khác.

Thứ bảy, thể chế chính sách dần được hoàn thiện, công tác quản lý nợ ngày càng tốt hơn và tiếp cận được thông lệ quốc tế.

Hiện nay, nhờ vào công tác quản lý nợ công mà tình hình nợ công tăng trưởng ổn định, nợ công được cơ cấu lại.

Thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã hết sức nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu trong duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát ổn định, các chỉ tiêu về tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Thu NSNN đều đạt và vượt dự toán; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả; bội chi và nợ công giảm mạnh. 

Các chỉ tiêu nợ tiếp tục xu hướng giảm

Theo các báo cáo mới nhất của Chính phủ, dự kiến đến cuối năm 2019, nợ công ở mức 56,1% GDP (so với 58,4% GDP năm 2018), nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP (năm 2018 là 50% GDP); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước ước khoảng 19,5 – 20,5%.

Một chỉ tiêu quan trọng khác là nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP dự kiếm cũng sẽ giảm xuống còn khoảng 45,8% (so với mức 46,0% của năm 2018).

Một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý nợ công ở Việt Nam

Thứ nhất, nhu cầu vốn của Việt Nam rất lớn nhưng khả năng ngân sách không đủ do đoa bắt buộc chúng ta phải đi vay nên đã tạo sức ép rất lớn, thúc đẩy tăng nợ công.

Thứ hai, thị trường trái phiếu trong nước cũng chưa phát triển, huy động vốn trong nước còn hạn chế, tính thanh khoản thấp.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn ODA và các chính sách sử dụng vốn ODA chưa được cao và chưa gắn với chính sách huy động vốn đối ứng.

Thứ tư, các chỉ tiêu nợ trong tầm kiểm soát nhưng một số rủi ro thị trường chưa được tính toán kỹ càng; rủi ro tín dụng chưa được phản ánh trong phí cho vay lại và phí bảo lãnh của Chính phủ.

Thứ năm, cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế, chẳng hạn như trường hợp của Vinashin, Vinaline... là một bài học lớn cho chúng ta.

Thứ sáu, quyền hạn của các cơ quan còn chồng chéo, phân tán. Chẳng hạn, đối với cấp Bộ, ngành: Theo Luật Ọuản lý nợ công thì Bộ Tài chính (BTC) giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công (bao gồm tất cả các khâu từ xây dựng mục tiêu, định hướng huy dộng, quản lý và sử dụng vốn vay và quản lý nợ công) nhưng trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại được Chính phù giao cho việc huy động vốn ODA và vốn đô la. Tuy nhiên khâu huy động lại không gắn kết với nguồn trả nợ, không gắn với mục đích sử dụng... Mặt khác, BTC là đơn vị chủ trì xây dựng hạn mức vay nước ngoài, bao gồm cả hạn mức tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhưng điều hành cụ thể lại do NHNN. Như vậy, rõ ràng từ kênh huy động, trả nợ, sử dụng vẫn còn chưa thống nhất với nhau.

Khuyến nghị về quản lý nợ công của tổ chức IMF

Tháng 4/2012, NHNN có làm việc với IMF về đánh giá nợ vốn của Việt Nam và đã được khuyến nghị:

Thứ nhất, tỷ lệ đầu tư công và nợ có bảo lãnh chính phủ/GDP đã giảm từ năm 2011 nhưng vẫn còn những nguy cơ đối với triển vọng nợ.

Thứ hai, tiến độ thực hiện giải pháp đối với khu vực tài chính bởi NHNN còn chậm, khu vực tài chính vẫn còn dễ đổ vỡ và còn nhiều rủi ro xuất phát từ các khoản cho vay DNNN. Có thể nói, Đoàn đánh giá rất e ngại về nợ xấu trong NHNN. Những biện pháp của NHNN hiện nay chưa đủ mạnh, những rủi ro, phát sinh từ nợ xấu của NHNN còn tiềm ẩn. Ngoài ra, nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ nợ xấu của NHNN và nợ của các DNNN là chúng ta không đánh giá được, còn rủi ro rất lớn.

Khuyến nghị của IMF là Việt Nam phải giảm nợ công xuống 43% GDP vào năm 2017, tiếp tục giảm sau đó và tiếp tục duy trì ở mức này trong giai đoạn tiếp theo. IMF cũng đưa ra dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô dựa trên cơ sở dữ liệu của chúng ta như cán cân thanh toán, nợ trên yếu tố giả định kinh tế vĩ mô là: Phải tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ như thuế thu nhập cá nhân; Kiểm soát chi thường xuyên và đầu tư xây dựng cơ bản; cần ước tính những nghĩa vụ nợ dự phòng, nhất là các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; Công tác thanh tra giám sát về kiểm toán cần được tăng cường; Các chuẩn mực kế toán, cụ thể là liên quan đến phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cần được điều chỉnh theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ NỢ CÔNG

Giải pháp ứng phó của các nước phát triển và bài học cho Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng chiến lượt quản lý nợ công. Tại Hội nghị Thượng đình châu Âu (26/10/2011), các nước thành viên khu vực đồng euro đa đạt được đồng thuận về kế hoạch chống khủng hoảng để đảm bảo cho sự tồn tại của khu vực. Kế hoạch bao gồm 4 điểm chính: 1) xóa bỏ 50% nợ công của Hy Lạp ; 2) tăng vốn cho các ngân hàng châu Âu; 3) nâng khả năng can thiệp của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) lên thành 1000 tỷ euro thay vì 440 tỷ như hiện nay; 4) gia tăng các biện pháp giới hạn bội chi ngân sách của các thành viên trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Trước thực trạng khủng hoảng nợ công, EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã biết lập Quỹ chống khủng hoảng (tháng 5/2010) với số tiền lên tới 750 tỷ euro. Ngay lập tức, Quỹ chống khủng hoảng đã trợ cấp cho Hy Lạp gói cứu trợ 110 tỷ euro và tiếp tực gói cứu trợ thứ hai 85 tỷ euro (tháng 12/2010). Năm 2013, Quỹ sẽ bắt đầu hoạt động với tên mới là Cơ chế phát triển bền vững của Liên minh châu Âu.

Thiết lập cơ chế “European Semester” (Học kỳ châu Âu) để liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên châu Âu về kinh tế để tránh tái diễn khủng hoảng nợ tương tự. Mục tiêu của cơ chế là giám sát mạnh mẽ để kiểm soát kinh tế vĩ mô, kiểm soát chi tiêu ngân sách, thâm hụt tài chính. Cùng với việc hỗ trợ về tài chính, EU thắt chặt hơn các nguyên tắc về việc chi tiêu ngân sách, tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với những nước thành viên vi phạm nguyên tắc này; kiên quyết và chấm dứt các gói kích thích kinh tế, cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách; củng cố chính sách tài khóa. Xuất khẩu tiếp tục được coi là động lực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế EU.

Thứ hai, thành lập Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) (hay còn gọi là Quỹ cứu trợ khẩn cấp tạm thời) và thành lập Quỹ hỗ trợ thường trực. Quỹ bình ổn tài chính châu Âu và Quỹ hỗ trợ thường trực sẽ do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quản lý. Các Quỹ này được xây dựng nhằm giúp đỡ các thành viên gặp khó khăn. Việc giải ngân sẽ được thông qua với 85% phiếu thuận.

Mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) được coi là một trong các biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng. Liên minh châu Âu quyết định cho phép các doanh nghiệp tư nhân và các nước mới nổi trỗi dậy đầu tư vào EFSF.

Phương thức hoạt động của Quỹ là cho các quốc gia lâm nợ như Italia và Tây Ban Nha vay lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ USD bằng cách cung cấp cho các quốc gia này một loại bảo hiểm để đảm bảo trái phiếu quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhật Bản hiện là chủ nợ chính của khu vực đồng euro, nắm giữ đến 20% trong tổng số 440 tỷ euro vốn của EFSF.

Trung Quốc – nước giữ 60% dự trữ ngoại hối của thế giới (khoảng 3.200 tỷ USD sẵn sàng đóng góp tài chính cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu. Trung Quốc sẽ có lợi khi Liên minh châu Âu và Eurozone thoát khỏi khủng hoảng bởi châu Âu là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc (khoảng 20%) và hiện đang nắm giữ 600 tỷ euro dự trữ ngoại hối. Việc trợ giúp châu Âu cho phép tái cân bằng mối quan hệ tay ba với Mỹ vì Trung Quốc mong muốn có một thế giới đa cực. Nếu bị kẹt trong mối quan hệ hoàn toàn song phương với Mỹ, Trung Quốc sẽ lâm vào tình thế khó khăn hơn. Tóm lại, Trung Quốc sẽ có lợi lớn nếu giúp châu Âu giải quyết vấn đề nợ để tránh cho châu lục này rơi vào tình trạng phá sản. Việc Trung Quốc đóng góp vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu sẽ giúp nước này có được vị thế mạnh hơn để thương lượng các điểm bất đồng khác trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu, chẳng hạn như quy chế kinh tế thị trường, đòi được tự do tiếp cận công nghệ… Không chỉ có được lợi ích về kinh tế thương mại, tham gia cứu trợ châu Âu cũng là lý do địa chính trị của Trung Quốc nhằm duy trì châu Âu như một đối tác tầm cỡ trên trường quốc tế để giữ thế giới được ổn định. Trung Quốc có thể sẽ đầu tư 35 – 70 tỷ euro, thậm chí hơn nữa vào EFSF với mục: Một là, Trung Quốc muốn đổi lấy những đảm bảo về mọi mặt. Trung Quốc muốn được hưởng quy chế kinh tế thị trường sớm hơn năm 2016 (năm thỏa thuận khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO). Quy chế này sẽ giúp hàng hóa Trung Quốc có được sự bảo đảm tốt hơn để thâm nhập vào thị trường châu Âu vì nhờ quy chế đó mà không bị ảnh hưởng bởi các điều khoản chống bán phá giá; Hoặc Trung Quốc có thể yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn các nền kinh tế châu Âu, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Quỹ tiền tệ quốc tế; Hai là,  Trung Quốc không muốn phạm sai lầm như với Mỹ – quốc gia mà Trung Quốc đã dùng khoảng ½ trong tổng số 3200 tỷ USD dự trữ ngoại tệ (phần lớn là trái phiếu chính phủ Mỹ) để đầu tư. Mục tiêu của Trung Quốc là cất giữ tiền mặt có được do thặng dư thương mại quá lớn, đồng thời để đưa ra bảo đảm với Mỹ – nước đang lo ngại trước sự trỗi dậy của cường quốc Trung Quốc, và tránh được một cuộc “chiến tranh lạnh” mới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năm 2008 đã đe dọa toàn bộ nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc sẽ không đầu tư với cùng những điều kiện đó để giải cứu châu Âu mà sẽ đòi tối đa sự đảm bảo. Trung Quốc đã xác định chính sách dự trữ của mình theo hướng tìm kiếm ổn định, tiền mặt và tái đầu tư cũng như một chính sách chiến lược dài hạn; Ba là, Trung Quốc không muốn tạo cớ cho phái phản kháng dân tộc chủ nghĩa ở trong nước. Bởi khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ, Trung QUốc đã phải đối mặt với làn sóng phản kháng dân tộc chủ nghĩa. Theo họ, Trung Quốc phải sử dụng tài nguyên của mình để giải quyết các vấn đề phát triển ở trong nước hơn là để tài trợ thâm hụt của Mỹ, đặc biệt là của châu Âu, mà không tính đến cái được mất về chiến lược. Điều Chính phủ Trung Quốc lo ngại là làm sao biết cách giải thích quyết định này cho người dân trong nước; Bốn là, Trung Quốc sẽ đòi được tự do tiếp cận công nghệ. Cứu được châu Âu – thị trường hàng đầu thế giới đối với hàng hóa Trung Quốc, sẽ giúp mở rộng cửa hơn cho dòng đầu tư của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu hiện còn khiêm tốn, nhưng đã tăng lên 50%, khoảng 5,6 tỷ euro (năm 2011). Trung Quốc mua lại nhiều doanh nghiệp của châu Âu và được coi là người giải cứu cho lĩnh vực gặp khó khăn của châu lục này. Ví dụ, Trung Quốc mua lại tổ hợp chế tạo xe hơi Saab của Thụy Điển có nhãn hiệu và công nghệ được thừa nhận với giá gần 100 triệu euro. Tóm lại, việc Trung Quốc tăng khoản đóng góp vào tài chính châu Âu sẽ giúp họ có được vị thế mạnh hơn để thương lượng các điểm bất đồng khác trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu. Toàn cầu hòa đã giúp Trung Quốc có được rất nhiều lợi thế: rất nhiều vốn và công nghệ. Quá trình toàn cầu hóa giúp Trung Quốc tiếp cận được nhiều thị trường lớn ở châu Âu. Sự phụ thuộc ngày càng tăng giữa Trung Quốc và châu Âu vào đúng thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ lên tới mức cao độ.

Cơ chế bình ổn châu Âu trong tương lai sẽ là một công cụ chủ yếu để bảo vệ tính ổn định tài chính ở châu Âu. Cuộc họp thượng định (21/7/2011) quyết định trang bị cho cơ chế này quyền được mua các trái phiếu trên thị trường thứ yếu, quyền can thiệp nếu cần thiết để giúp đỡ các nước đang gặp khó khăn.

Thứ ba, ban hành chính sách tiết kiệm, tăng nguồn thu và cắt giảm các khoản chi tiêu thông qua kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”. Để tránh bị rơi sâu vào khủng hoảng nợ và cứu vãn nền kinh tế khỏi sụp độ, Chính phủ các nước châu Âu đã phải thực hiện hàng loạt biện pháp với trọng tâm là các chính sách “thắt lưng buộc bụng”, giảm lương công chức (kể cả lương hưu), cắt giảm chi tiêu (gồm cả những chương trình an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng), đẩy mạnh tiết kiệm, tăng cường kiểm soát thu chi, tích cực chống tham nhũng và trốn thuế, tăng một số sắc thuế và các nguồn thu khác. Châu Âu thắt chặt chi tiêu sẽ giúp giảm bớt hàng nhập khẩu, giảm bớt gánh nặng thâm hụt thương mại. Thắt chặt chi tiêu sẽ có lợi cho các quốc gia và duy trì được mức tiêu thụ hàng trong nước sản xuất.

Thứ tư, củng cố và cải tổ hệ thống tài chính – ngân hàng. Thực tế, các ngân hàng châu Âu đã bị khủng hoảng từ trước đó. Năm 2009, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho các ngân hàng vay 450 tỷ euro (hơn 540 tỷ USD) để vượt qua khủng hoảng. Song thực tế, tình trạng đó không những không được cải thiện mà ngày càng thêm nguy ngập. Hệ thống ngân hàng châu Âu gặp khó khăn là do: Một là, sự ra đời của đồng euro (năm 1999) và khả năng đi vay rất rẻ nhờ xương sống của đồng tiền này là nền kinh tế Đức, các ngân hàng ồ ạt bơm tín dụng và tạo lên bong bóng địa ốc lớn hơn bong bóng địa ốc ở Mỹ (như miền Nam nước Anh và Hy Lạp); Hai là,  một số quốc gia châu Âu đem tiền từ nơi có lãi suất thấp đến đầu tư vào nơi có lãi suất cao hơn. Nhờ vậy, đồng euro tràn vào các nước Đông Âu và Trung Âu đang chuyển đỏi và đang trong cơn sốt tái thiết; Ba là, nhiều ngân hàng của các nước có quy mô trung bình, thậm chí là kém như Hy Lạp cũng trút tiền vào các dự án ở Đông Âu và bị đọng vốn ở đó; Bốn là, làn gió độc từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008. Hệ thống ngân hàng châu Âu vốn có nhiều khuyết tật ngay bên trong nội tạng khó mà thoát khỏi khủng hoảng; Năm là, yếu tố khách quan như tình trạng già hóa dân số, tỉ trọng người già ngày càng cao.

Liên minh châu Âu có sự thống nhất về kinh tế mà không có sự thống nhất về chính trị. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng trong tình trạng tương tự. Nghĩa là, có thể bơm tiền cho các ngân hàng vay để mua trái phiếu chính phủ cho từng quốc gia nhằm trợ giúp cho các mục chi tiêu công, nhưng lại không có thẩm quyền cần thiết để ép các ngân hàng vì mọi quyết định phải có sự đồng ý của tất cả. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính châu Âu là sự kết hợp của 3 cuộc khủng hoảng: khủng hoảng của đồng euro, khủng hoảng nợ công và khủng hoảng ngân hàng khác. Khác với Mỹ, nơi doanh nghiệp chủ động tìm vốn trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp châu Âu lệ thuộc vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn. Vì vậy, nếu ngân hàng sụp đổ thì nhiều doanh nghiệp khốn đốn và kinh tế châu Âu không chỉ bị suy trầm mà còn bị suy thoái, tức là nặng hơn, sâu hơn và rộng hơn. Lõi căn bản nhất rong cuộc khủng hoảng này là khủng hoảng chính trị vì mâu thuẫn quyền lợi giữa các nước. Khủng hoảng nợ công xảy ra kh6ong chỉ trong phạm vi 17 nước của khu vực đồng euro hay 27 nước của Liên minh châu Âu mà lan ra toàn cầu.

Tổng mức nợ xấu mà các ngân hàng châu Âu đang bị kẹt tại 5 quốc gia khủng hoảng nợ công (Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia) đã lên tới 2100 tỷ USD (tháng 9/2011), trong đó Hy lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha đã nhận cứu trợ của IMF và Quỹ EFSF của EU. Nếu Hy Lạp phá sản, các ngân hàng sẽ bị mất từ 50 – 60% tổng giá trị trái phiếu các quốc gia mà họ nắm trong tay, chỉ số tín dụng quốc gia bị giảm, giá trị của các trái phiếu cũng bị giảm theo, tài chính của ngân hàng bị thất thoát nhiều hơn, nguy cơ khủng hoảng tín dụng lan rộng. Điều này càng làm nhấn chìm nền kinh tế đang bị suy thoái của châu Âu.

Tuy nhiên, để thuyết phục các ngân hàng chấp nhận khoản cắt giảm nợ 50% số nợ Hy Lạp tránh nguy cơ sụp đổ của đồng euro gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu này vấp phải sự phản đối của một số ngân hàng và các nhà đầu tư tư nhân, bởi theo họ: 1) sẽ làm cho các ngân hàng bị hụt vốn; 2) sẽ tạo tiền đề nguy hiểm về việc “xóa nợ công” cho các quốc gia khủng hoảng. Theo đánh giá, việc xóa một phần nợ không có nghĩa là xóa trắng, mà còn có thể tạo cơ hội cứu vãn phần nợ còn lại, nếu không, một khi Hy Lạp sụp đổ thì việc mất trắng là khó tránh khỏi, thiệt hại sẽ trầm trọng hơn, với mức cắt giảm 50% nợ trong giai đoạn trước mắt sẽ giúp Hy Lạp có thể tự đứng vững tạm thời và tránh khủng hoảng nợ lan rộng đe dọa làm suy thoái kinh tế toàn châu Âu. Để thực hiện động thái cắt giảm nợ, các ngân hàng châu Âu được yêu cầu tăng cường huy động vốn trên thị trường để tạm thời bù đắp vào khoản thâm hụt vốn do giảm nợ, mức cụ thể là 150 tỷ USD. Bên cạnh đó, kêu gọi các Chính phủ châu Âu hỗ trợ ngân hàng trong việc tìm nguồn vốn hoạt động. Các ngân hàng châu Âu có đặc điểm là phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn, từ đó tạo ra rủi ro cao dễ dẫn đến phá sản một khi nguồn huy động vốn ngắn hạn đó không ổn định và thậm chí bị thu hẹp. Để tránh nguy cơ này xảy ra, kế hoạch của EU là yêu cầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu cùng các cơ quan liên quan nhanh chóng xây dựng hệ thống cung cấp vốn mới nhằm giúp các ngân hàng chấm dứt tình trạng huy động vốn ngắn hạn. Biện pháp an toàn bảo đảm đó là đòi hỏi các ngân hàng dành ra 9% (tháng 6/2012) giá trị tài sản để làm nguồn vốn dự phòng (tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ 5% hiện tại). Nhằm tránh việc giảm giá trị tổng tài sản để dễ dàng đạt được tỉ lệ 9%, các nhà quản lý cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các ngân hàng.

Năm 2010, để củng cố hơn nữa hệ thống ngân hàng – tài chính và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu. EU đã kiểm tra “sức khỏe” của 91 ngân hàng tại 20 nước thành viên. Kết quả có 7 ngân hàng không đủ tiêu chuẩn, trong đó có Ngân hàng Hypo Real Estate (Đức); Ngân hàng Agricultural Bank SA (Hy Lạp) và 5 ngân hàng khác của Tây Ban Nha. Cả 7 ngân hàng này đều ở trong tình trạng cần tăng vốn thêm khoảng 3,5 tỷ euro để duy trì tỉ lệ vốn ở mức 6%. OECD kêu gọi khu vực đồng euro cải tổ hệ thống ngân hàng và huy động thêm vốn để các ngân hàng tiếp tục mở van tín dụng cho tư nhân và doanh nghiệp.

Ngân hàng Trung ương châu Âu là cơ quan có đầy đủ thẩm quyền và khả năng để làm hạ nhiệt lãi suất tín dụng cấp cho những thành viên yếu kém nhất trong khu vực đồng euro. ECB có thể đơn phương can thiệp hoặc phối hợp cùng với EFSF để bảo vệ đồng euro một cách lâu dài. Các ngân hàng nên giữ lãi suất ở mức thấp để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế cần phải được cải thiện, củng cố niềm tin của khu vực tư nhân và người tiêu dùng.

Thứ năm, tái cấu trúc nền kinh tế. Tính cấp thiết của tái cấu trúc nền knh tế được thể hiện thông qua các nhân tố sau: 1) Cuộc khủng hoảng nợ công cho thấy chiến lược hướng ra thị trường quá mức có thể đưa tới những khó khăn nghiêm trọng khi thị trường nước ngoài chao đảo. Do đó, trong thời gian tới trên thế giới sẽ diễn ra xu thế cơ cấu lại nền kinh tế và thị trường theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt ở các nền kinh tế có dung lượng thị trường nội địa lớn; 2) Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với nội dung chủ yếu là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, có đặc trưng nổi bật là sự thâm nhập nhanh của tri thức và công nghệ cao vào tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, và quyết định xu hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới đang tác động rất mạnh mẽ đến các nền kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế được gọi bằng những khái niệm khác nhau như nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy), kinh tế thông tin (information economy), kinh tế mạng (network economy); 3) Cơ sở cho tái cấu trúc nền kinh tế dựa trên: i) mật độ kinh tế cao hơn thể hiện thông qua mức độ tập trung của hoạt động kinh tế hay tổng sức mua trên một đơn vị diện tích bề mặt, ví dụ như GDP trên một km2; ii) khoảng cách ngắn hơn để tiếp cận thị trường; iii) ít sự chia cắt hơn để tranh thủ lợi thế quy mô và chuyên môn hóa; 4) Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu sẽ được cơ cấu lại, trong đó các ngành, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường sẽ được quan tâm hơn… Đặc điểm nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng.

Một số nhà kinh tế lại coi tái cấu trúc kinh tế là vấn đề lớn cần phải giải quyết của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như của châu Âu nói riêng. Tái cấu trúc kinh tế của châu Á (Thái Lan, Inđônêxia…) được xem là bài học kinh nghiệm rút ra cho châu Âu. Thái Lan đã thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế của mình sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (2007 – 2011), Chính phủ Thái Lan khẳng định: tái cơ cấu kinh tế là cần thiết để đạt được sự phát triển cân bằng và bền vững. Inđônêxia cũng nhờ các nỗ lực lớn nhằm tái cấu trúc nền kinh tế trong thập kỷ qua, từ một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Inđônêxia đã trở thành một trong những nền kinh tế “nóng” nhất khu vực. Thành công của Inđônêxia và các nền kinh tế đang cất cánh của châu Á cho thấy rõ một điều là châu Âu sẽ cần phải trải qua một thời kỳ khắc khổ để phục hồi kinh tế. Ông Pierre Lapoint, một chiến lược gia kinh tế vĩ mô tại Brockhouse Cooper, nhận định: Tái cấu trúc là một bước đi không thể thiếu ở châu Á và châu Âu nên làm điều tương tự. Châu Âu đã đưa ra chiến lược kinh tế 10 năm (2010 – 2020) thay cho chiến lược Lisbon (2000 – 2010) với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế châu Âu dựa vào tri thức và đổi mới, ngăn chặn nguy cơ tái xuất hiện khủng hoảng nợ công, tạo việc làm và duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

Theo đánh giá của ông Olli Rehn – Ủy viên kinh tế châu Âu – tái cấu trúc kinh tế có thể giúp nền kinh tế EU tăng trưởng trên 2% trong thập kỷ tới, tạo thêm hơn 10 triệu việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 3% năm 2020. Một trong những biện pháp cải cách này là việc mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đối với các công ty tư nhân và cá nhân đầu tư vào khối. Hy Lạp, Ai Len cần phải tái cấu trúc cao bởi Đức, Áo, Hà Lan đã không thể và không muốn nuôi những con nợ không còn hy vọng trả được nợ. Việc tái cơ cấu lại các khoản tín dụng là cần thiết bởi vì bất kỳ tiền lệ không trả được khoản nợ công ở khu vực đồng euro đều sẽ kéo theo những hậu quả nặng nề. Việc thành lập Quỹ tiền tệ của riêng EU (với số vốn ban đầu là 750 triệu euro) được coi là bước đầu tiên của tiến trình cải cách. Quỹ tiền tệ EU sẽ là một tổ chức đủ mạnh với nguồn lực có thể can thiệp nhanh vào những thành viên gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Cơ chế “học kỳ châu Âu” (European Semester) được thiết lập nhằm phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các thành viên châu Âu về kinh tế để tránh tái diễn khủng hoảng nợ tương tự. Mục tiêu của cơ chế này là giám sát mạnh mẽ để kiểm soát kinh tế vĩ mô, kiểm soát chi tiêu ngân sách, thâm hụt tài chính.. Tiếp theo đưa Quỹ khủng hoảng tạm thời của châu Âu trở thành Quỹ thường xuyên (do các thành viên EU và IMF góp vốn).

Hy Lạp cam kết sẽ “tái cấu trúc” nền kinh tế để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ, thông qua một kế hoạch tới năm 2015 nhằm cắt gảim ngân sách và bán tài sản. Mục tiêu giảm chi ngân sách từ mức 53% GDP năm 2009 xuống 44% GDP vào năm 2015. Trước mắt, Hy Lạp sẽ tiết kệm 23 tỷ euro từ các chính sách cắt giảm chi tiêu giai đoạn 2012 – 2015 và tiết kiệm 3 tỷ euro khác thông qua các biện pháp “sửa chữa” tài chính áp dụng ngay trong năm 2011. Ngoài ra, Hy Lạp cũng sẽ bán tài sản quốc gia trị giá 15 tỷ euro, đồng thời tư nhân hóa vài tập đoàn quốc doanh như công ty điện lực công cộng (Public Power Company – PPC) và tập đoàn viễn thông OTE nhằm giảm “núi nợ” khổng lồ. Mục tiêu của Hy Lạp là sẽ đạt được ít nhất 50 tỷ euro (khoảng 71,22 tỷ đôla) thông qua chương trình tư nhân hóa trong 4 năm (2010 – 2014) nhằm cắt giảm nợ. Theo mục tiêu mới đây nhất, Hy Lạp sẽ phấn đấu đạt được 15 tỷ euro (khoảng 21,36 tỷ đôla) cho tới năm 2013. Hy Lạp đã chỉ định nhóm các nhà tư vấn cho 15 dự án tư nhân hóa, trogn đó có dự án bán 34% cổ phần trong công ty cung cấp dịch vụ cá cược OPAP, một trong số ít ỏi các công ty làm ăn có lãi. Việc tư nhân hóa một phần hay toàn bộ khoảng 30 doanh nghiệp nhà nước, từ lĩnh vực vận tải (xe lửa, cảng và sân bay) đến năng lượng với công ty điện lực quốc gia, đến lĩnh vực giải trí (xổ số, cá cược) hay quản lý nước có thể mang lại thêm 15 tỷ euro cho Hy Lạp. Tuy nhiên, việc bán phần bất động sản do nhà nước sở hữu, được xem là mang lại nhiều tiền nhất, khoảng 35 tỷ euro. Yêu cầu của các chủ nợ (Ủy ban châu Âu, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu) đặt Hy Lạp dưới sự giám sát chặt chẽ nên chương trình tư nhân hóa của Hy Lạp không phải chỉ có mình Nhà nước Hy Lạp quản lý. Một cơ quan quản lý độc lập và chuyên nghiệp được thiết lập để triển khai giám sát chương trình tư nhân hóa của Hy Lạp.

Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ bằng biện pháp “tái cấu trúc kinh tế” chứ không phải là “tái cơ cấu nợ” bởi vì “tái cơ cấu nợ” có thể phá hủy lòng tin của các nhà đầu tư đối với Hy Lạp. Hy Lạp không nên tái cơ cấu nợ (tức là cho miễn trả lãi trong một thời gian hoặc đẩy lùi thời điềm thanh toán nợ) vì giải pháp này không giải quyết được những khó khăn kinh tế của Hy Lạp, trái lại sẽ gây thiệt hại cho khu vực Eurozone. Tái cấu trúc nợ khổng lồ của Hy Lạp sẽ không giúp gì nước này bởi Chính phủ Hy Lạp cần phải tập trung vào thúc đẩy nền kinh tế. Theo Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu – ông Juergen Stark đánh giá: Nếu một quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu phải tái cấu trúc lại nợ, cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ xảy ra, và trong trường hợp xấu nhất có thể gây ra những tác động dây chuyền tồi tệ hơn với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ). Theo ông: một quốc gia nợ nần nhiều cần phải cố gắng đạt thặng dư ngân sách. Tái cấu trúc nợ sẽ không thay đổi được cán cân ngân sách;  cần phải tăng nhanh hơn nữa tăng trưởng kinh tế. Tái cấu trúc nợ sẽ không giúp gì cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kế hoạch cải cách của Italia là sẽ bán các tài sản công trị giá 21 tỷ euro, nâng độ tuổi về hưu từ 65 tuổi (năm 2011) lên 67 tuổi (năm 2026), tăng thuế VAT và giá nhiên liệu, ngừng tăng lương ở khu vực nhà nước đến năm 2014, cải cách thị trường lao động, miễn giảm thuế cho các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng và những công ty sử dụng lao động trẻ.

Giải pháp cho nợ công của Việt Nam

Trước tình hình hiện nay, việc đi vay với lãi suất thị trường để chi tiêu công không còn là giải pháp tốt, khi mà chúng ta đã mất đi nhiều ưu đãi. Dự báo phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020 sẽ vẫn phải đi vay bù đắp thiếu hụt về đầu tư. Một số biện pháp lưu ý:

Thứ nhất. Nợ công phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển kinh tế là điều kiện cần để tăng thu cho ngân sách nhà nước và giảm áp lực từ nợ công. Muốn vậy cần đổi mới mô hình kinh tế, cải thiện bộ máy tổ chức hoạt động các cơ quan nhà nước, đầu tư có trọng điểm tránh đầu tư dàn trải thất thoát.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả thấp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nhà nước thất thoát vốn. Cần giảm bớt sự phụ thuộc của các doanh nghiệp nhà nước, để các doanh nghiệp hoạt động độc lập, cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ có vậy mới cải thiện sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai. Nợ công ở Việt Nam phụ thuộc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ cần tìm kiếm các giải pháp quản lý hiệu quả. Cần thay đổi cách tính nợ công để thu nhận được chính xác nhất về số liệu về khoản nợ công của Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.

Huy động vốn trong nước thay vì vay vốn nước ngoài. Thực tế khoản tiền nhàn rỗi trong nhân dân hoàn toàn phù hợp cho việc mua trái phiếu chính phủ, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta phải vay với lãi suất khá cao.

Cần thực hiện kỷ luật tài khóa rõ ràng, nghiêm ngặt, tránh tình trạng thâm hụt ngân sách, rà soát lại những dự án đầu tư, phòng chống tham nhũng, minh bạch về tài chính.

Phải có ưu tiên rõ ràng trong việc chi tiêu nợ công. Những ưu tiền cần đặt ra là cơ sở hạ tầng công ích, dịch vụ phục vụ đời sống an sinh xã hội. Các doanh nghiệp nhà nước cần chú trọng phát triển lợi ích, mở rộng đầu tư.

Xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả. Chế độ kiểm soát rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm toán nhà nước của Việt Nam còn thấp, chưa đủ khả năng phân tích đánh giá bản chất của nợ công, phân loại đánh giá những tác động của nó có thể xảy ra với nền kinh tế. Hơn nữa, giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, không đúng mục đích. Luật Ngân sách nhà nước cũng cần rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, cần làm gì để giảm áp lực của nợ công đối với nền kinh tế.

Thứ ba. Vừa vay để đầu tư, vừa vay để đảo nợ làm cho nợ công tăng lên nhanh chóng. Cần chỉ định một “đầu mối” xử lý nợ công với quyền hạn trong việc huy động, phân bổ, chịu trách nhiệm có thể xem là phù hợp trong thời điểm hiện nay.

Thứ tư. Minh bạch trong quản lý. Để góp phần giảm nợ công việc quản lý sử dụng vốn được sử dụng một cách nghiêm túc có hiệu quả.

Thứ năm. Thu hút nguồn thu ngoại tệ. Thu hút nguồn thu ngoại tệ bằng cách phát triển lĩnh vực xuất khẩu như nông sản, hải sản, da giày, khoáng sản. Phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án kinh tế. Thêm nữa là lực lượng lao động của nước ta đang rất dồi dào, đây là điều kiện cho đất nước phát triển tất cả các ngành thế mạnh, cũng như là sức hút cho việc đầu tư từ các nước.

Thứ sáu. Xử lý nghiêm minh cán bộ có dấu hiệu sai phạm trong các dự án kinh tế gây thất thoát lớn cho nhà nước. Rà soát lại tính hiệu quả của các dự án đang trong quá trình thực hiện hoặc sắp được triển khai trong thời gian tới.

Tóm lại, để phát triển kinh tế Việt Nam không thể không vay nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo thành cú huých giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nếu vay nợ quá nhiều sẽ dẫn tới khủng hoảng nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế. Để phát huy tối đa việc vay và sử dụng nợ công, cần phải kiểm soát được tình hình vay nợ, sử dụng nợ và trả nợ. Đây chính là ba vấn đề cốt lõi trong giải quyết vấn đề nợ công.

Vấn đề nợ công nếu không được chú trọng quản lý và giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả khó lường, kể cả việc phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng nợ công, và sẽ tác động nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới hiện nay và chiều hướng hồi phục kinh tế trong nước, công tác quản lý nợ luôn cần bảo đảm theo đúng nguyên tắc an toàn và bền vững. Về dài hạn, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn là tích cực và tình trạng nợ công của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát nếu Chính phủ có những nỗ lực can thiệp kịp thời. 

Trong cơ cấu nợ của một quốc gia, nợ công là danh mục nợ lớn nhất. Đây là một cơ cấu tài chính rất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nợ công là một hiện tượng bình thường nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và sử dụng nợ công có hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ công được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Một nền kinh tế lành mạnh bao gồm rất nhiều yếu tố lành mạnh, trong đó có vấn đề nợ công. Cùng với Ban Quản lý nợ, mỗi người dân cần làm tròn nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.

 

Tài liệu tham khảo:

1.   Bài thảo luận chính sách, CS-10 (2015), “Những đặc điểm của nợ công Việt Nam” của phòng nghiên cứu VEPR.

2.  Phạm Minh Hóa (2017), Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3.  Lê Thị Diệu Huyền (2012), Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

4.  Đỗ Đình Thu (2006), Các giải pháp tăng cường quản lý vay và trả nợ của Chính phủ Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

5.  Thủ tướng (2012), Quyết định số 958/2012/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030, ngày 27/7/2012.

6.  Bộ Tài chính (2017). Bản tin nợ công.

7.  Chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2013 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013-2015.

8.  Chính phủ Việt Nam (2017), Quyết định số 544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/04/2017 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018.

9.  Nguyễn Đức Thành (2011), “Nợ công ở Việt Nam, một số phân tích và thảo luận”, Hội thảo về kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015.

10.  Vũ Thanh Hải (2014), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

12.  Mai Thu Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2011), "Tình hình nợ công và quả lý nợ công ở Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 17 (7-2011).

 

 

Files đính kèm