0236.3650403 (128)

Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát


Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường,bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.

Đối với thị trường sức lao động:Cơ chế điều tiết: Muốn điều tiết nhà nước sử dụng các chính sách làm thay đổi cung cầu trên thị trường lao động, các chính sách như: thuế thu nhập, chính sách chi cho giáo dục.

Chính sách hiện hành: Khủng hoảng tài chính tác động nặng nề đến thị trường lao động, số lao động bị thất nghiệp tăng cao nhưng lao động trình độ cao thì còn thiếu.

Nhà nước sử dụng NSNN chi cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.Bên cạnh đó, nhà nước sử dụng các quỹ trợ cấp thất nghiệp.

Chính sách thu:Chính sách thuế thu nhập cá nhân.

Đối với thị trường vốn:Cơ chế điều tiết: Nhà nước điều tiết thị trường vốn bằng cách tác động đến cung cầu vốn vay. Chính sách như sau: Chính sách thuế thu nhập, kênh phát hành trái phiếu.

Chính sách hiện hành:Chính sách thuế thu nhập làm thay đổi tài sản và thu nhập của các chủ thể làm thay đổi khả năng cung ứng vốn.Phát hành trái phiếu chính phủ là một kênh huy động vốn hiệu quả của chính phủ.

Vai trò của NSNN trong việc bình ổn giá và kiềm chế lạm phát:

Chúng ta đã biết NSNN là khâu chủ đạo trong tài chính, là công cụ để Nhà nước thực hiện kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô nền kinh tế, bởi lẽ NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Thông qua NSNN các nguồn tài chính tập trung vào Nhà nước như hình thức: thu thuế,lệ phí,phí…sẽ được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

NSNN có vai trò là công cụ điều chỉnh ổn định nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng hiệu quả NSNN trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua 2 công cụ chủ yếu sau:Thông qua công cụ thuế:Thuế chính là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các cá nhân,pháp nhân do Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Vì vậy thuế không chỉ là nguồn thu quan trọng của NSNN mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô giúp kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh,định hướng đầu tư trên thị trường.Thuế có tác dụng bình ổn giá cả thị trường. Thuế thuộc khâu phân phối có tác động vào tiền công và lợi nhuận làm thay đổi nhu cầu thị trường, tác động đến sản xuất, tiêu dùng và thu nhập mỗi cá nhân,thuế gián tiếp vào thu nhập thông qua giá cả thị trường có thể làm tăng hoặc giảm số lượng và yếu tố cầu trên thị trường.

Thông qua thuế trực tiếp và gián tiếp Nhà nước có thể áp dụng ưu đãi về thuế cho các hàng hóa dịch vụ làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng nhờ đó giảm giá hàng hóa trong nước.

Thị trường tiền tệ: Nhà nước đã sử dụng thuế như một công cụ điều tiết sản xuất và tiêu dùng,điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở cả thu và chi ngân sách.Nhà nước thông qua các công cụ kinh tế, chính sách đòn bẫy kinh tế để tác động vào thị trường mà thuế chính là công cụ sắc bén nhất.

Thông qua công cụ chi NSNN:Về mặt thị trường NSNN có vai trò quan trong đối với việc thực hiện các chính sách ổn định vè giá cả thị trường và chống lạm phát.Bằng công cụ chi NSNN,công cụ thuế và sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước có thể điều chính được giá cả thị trường một cách chủ động.

Cơ chế điều tiết: Hoạt động điều tiết của chính phủ: sử dụng các quỹ dự trữ của nhà nước và các chính sách thuế.

Khi giá của một hàng hóa nào lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, sẽ bình ổn được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt gây nguy cơ lạm phát.

Khi giá của một hàng hóa bị giảm mạnh, gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo xu hưởng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, chính phủ sẽ bỏ tiền để mua các hàng hóa đó theo giá nhất định đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất.

Chính sách hiện hành: nhiều nông sản: cao su, cà phê, điều, gạo giảm mạnh.

Chính sách chi:Chống lại tình hình trên chính phủ đưa ra giải pháp: tăng mua dự trữ các mặt hàng nông sản, đẩy giá các mặt hàng lên, giúp người sản xuất thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Đối với việc chống lạm phát:

Tác động của lạm phát: Lạm phát bên cạnh làm méo mó giá cả, nó còn làm sói mòn tiết kiệm và không khuyến khích đầu tư, hạn chế tăng trưởng kinh tế, gây ra những bất ổn chính trị và xã hội.

Công cụ NSNN chống lạm phát: Tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư, và thắt chặt chi tiêu của NSNN.

Chính sách chi:Nhà nước thắt chặt chi tiêu: Từ trung ưng đến địa phương đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách.Cắt giảm các khoản đầu tư không hiệu quả cao, và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế.Cải tiến bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn.

Chính sách thu:Khai thác các khoản thu đặc biệt là thu thuế, giảm mức bội chi, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, hạn chế phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Ths Hoàng Thị Xinh