0236.3650403 (128)

VỊ THẾ ĐỒNG TIỀN VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ LA HOÁ


1.     Vthếca đồng tin

-       Các quan điểm về vị thế của đồng tiền

uVị thế của đồng tiền: được thể hiện qua mức độ nó được chấp nhận rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền tệ ở trong nước và quốc tế. (Lưu ý: Còn phụ thuộc vào chủ quan quản lý tiền tệ của một quốc gia).

Các quan điểm khác:

FVị thế đồng tiền quốc gia:Vị thế của đồng tiền quốc gia được đồng nhất với khả năng chuyển đổi của đồng tiền (được chấp nhận rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền tệ ở trong nước và quốc tế).

FVị thế đồng tiền quốc gia có thể hiểu là sự chấp nhận đồng tiền đó trong phạm vị quốc gia với đầy đủ các chức năng của tiền nói chung

FVị thế đồng tiền quốc gia cũng có nghĩa là đồng tiền đó mạnh hay yếu.

+ Đồng tiền có vị thế cao:

FĐược sử dụng trong nước với đầy đủ chức năng của tiền tệ.

FĐược dễ dàng chuyển đổi ra ngoại tệ trong quốc gia đó để phục vụ các nhu cầu thanh toán quốc tế hay sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài...

+ Đồng tiền mạnh:(Chủ yếu phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của QG)

FKhả năng chấp nhận nhanh, chậm của quốc tế với đồng tiền đó.

FNhu cầu thương mại đối với nước phát hành tiền.

FTiềm năng cung ứng hàng hóa cho thế giới của quốc gia đó.

-       Mối quan hệ giữa tính chuyển đổi và vị thế đồng tiền

Một đồng tiền được coi là có khả năng chuyển đổi khi người ta sẵn sàng chấp nhận nó vơi các chức năng của tiền. Phạm vị là mức độ sẵn sàng chấp nhận chính là thước đo khả năng chuyển đổi của một đồng tiền.

Một đồng tiền được coi là có khả năng chuyển đổi khi mà bất cứ ai có đồng tiền đó đều có quyền tự do chuyển đổi sang một đồng tiền khác; đúng hơn là một đồng tiền dự trữ quốc tế chủ yếu như đô la Mỹ, Euro, JPY..

Đồng tiền có tính chuyển đổi cao là đồng tiền có vị thế cao, ngược lại vị thế cao chưa hẳn là đồng tiền chuyển đổi cao.

-       Mối quan hệ giữa vị thế của đồng tiền quốc gia và đôla hóa.

Một quốc gia nếu đồng tiền quốc gia có tình trạng đô la hóa cao chứng tỏ vị thế đồng tiền quốc gia đó thấp, mức độ đô la hóa càng cao thì vị thế của đồng tiền quốc gia mà cụ thể là vị thế đối nội của đồng tiền càng thấp và ngước lại. (Tỷ leej nghịch với đô la hóa)

2.      Đô la hóa

·Khái niệm

Đô la hóa là việc sử dụng ngoại tệ thay thế đồng nội tệ để thực hiện một số chức năng của của tiền tệ.

·Các loại đô la hóa (phân loại dola hóa)

a. Căn cứ vào hình thức:đô la hóa thể hiện dưới 3 hình thức với mức độ đô la hóa tăng dần: Đô la hóa thay thế tài sản, Đô la hóa phương tiện thanh toán và Đô la hóa định giá, niêm yết. Đây là 3 bước phát triển của tình trạng đô la hóa ứng với các chức năng của tiền tệ là: phương tiện cất trữ giá trị, phương tiện thanh toán và là thước đo giá trị.

FĐô la hóa thay thế tài sản: thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2). Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì nền kinh tế đó được cho là có tình trạng đô la hóa cao, tạo ra các lệch lạc trong điều hành tài chính tiền tệ vĩ mô. Biểu hiện của tình trạng này là người dân thích nắm giữ trái phiếu ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ để bảo vệ tài sản của họ trước tình hình lạm phát trong nước. Đây là bước đầu tiên trong quá trình đô la hóa ở các nước đô la hóa không chính thức

FĐô la hóa phương tiện thanh toánthể hiện qua mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Các giao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó đánh giá nhất là đối với những nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam. Biểu hiện của tình trạng này là người dân nắm giữ một lượng lớn tiền gửi bằng đồng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng (nếu được pháp luật cho phép). Các khoản tiền lương, thuế, chi phí sinh hoạt hàng ngày vẫn sử dụng đồng bản tệ nhưng đối với những hàng hóa có giá trị cao như bất động sản, ô tô thì được chi trả bằng ngoại tệ.

FĐô la hóa định giá, niêm yết giá Đô la hóa định giá, niêm yết giá là việc niêm yết, quảng cáo, định giá bằng ngoại tệ. Người dân sẽ có xu hướng neo giữ tất cả các loại mặt hàng vào một đồng ngoại tệ mạnh để quy đổi ra đồng nội tệ.

b. Căn cứ vào phạm vi: Theo Connie Mack (Các vấn đề cơ bản của đô la hóa, 1999) thì đô la hóa được chia thành 3 loại

FĐôla hóa không chính thức:là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước. Một số nước bị xếp vào nhóm này phải kể đến: hầu hết các nước ở châu Mỹ Latin, phần lớn các nước thuộc liên bang Xô viết cũ. Trước đây IMF cũng xếp Việt Nam vào trong nhóm các nước bị đô la hóa không chính thức.

FĐôla hóa bán chính thức:hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng đồng đô la được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông. Đồng đô la có chức năng như một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế. Các nước ở tình trạng này vẫn duy trì một Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. Ví dụ về một số nước đang bị đô la hóa bán chính thức: Bahamas, Campuchia, Haiti, Lào, Liberia

FĐôla hóa chính thức:hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sẻ dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng ngoại tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường, các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. Ví dụ về một số nước đang bị đô la hóa chính thức: Panama, Ecuador, Salvador.

Ngoài ra, hiện tượng đô la hóa còn được phân loại thành Đô la hóa trực tiếp và Đô la hóa gián tiếp. Theo Andreas Hauskrecht (2010).

Đô la hóa trực tiếp là khi một đồng ngoại tệ được sử dụng trong một nước khác như là phương tiện thanh toán, cất trữ giá trị và là đơn vị hạch toán kế toán;

Đô la hóa gián tiếp là khi chính phủ một nước buộc phải phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng ngoại tệ (thường là USD) vay nợ, hoặc cho phép các doanh nghiệp neo giá trị các hợp đồng theo loại ngoại tệ này thay vì cho phép sử dụng trực tiếp ngoại tệ.

Th.s Nguyễn Thị Hạnh