0236.3650403 (128)

BẢO DƯỠNG DỰ PHÒNG THƯỜNG XUYÊN


Trên phương diện kinh tế, chế độ bảo trì hợp lý là sự cân nhắc giữa chi phí với tốc độ sửa chữa và mức độ dự phòng. Chúng ta biết rằng sự hư hỏng dẫn đến một loạt thiệt hại:

            + Sản phẩm hư hỏng

            + Máy móc ngừng sản xuất

            + Lao động nhàn rỗi

            + Các đơn hàng bị trễ…

Ngoài ra, hao mòn liên tục còn tác động lên hiệu suất, độ chính xác, công suất mà không chờ đến khi máy hư hỏng mới xuất hiện. Tất cả dẫn đến chi phí. Hơn nữa, chi phí này không phải lúc nào cũng hiển thị rõ ràng trên giấy tờ, bởi có một phần là những chi phí tiềm ẩn.

Nếu chúng ta muốn hạn chế những chi phí và thiệt hại này bằng bảo trì dự phòng, tất nhiên, cần có những đầu tư thích đáng cho công tác bảo trì dự phòng. Đó là tăng  lượng chi tiết, máy dự trữ, tăng số công nhân viên trong đội ngũ bảo trì, thay thế sớm các chi tiết chóng mòn.

Kế hoạch sử dụng thiết bị phụ thuộc vào nhu cầu thiết bị, khả năng thiết bị và độ sử dụng thiết bị. Độ sử dụng thiết bị là thời gian máy sẵn sàng có để phục vụ các hoạt động sản xuất. Các hoạt động phi sản xuất bao gồm việc điều chỉnh máy cho mỗi lần gia công một loại chi tiết khác, thay đổi máy, bảo dưỡng máy, sữa chữa máy và chờ đợi công nhân, nguyên vật liệu hoặc nghiệp vụ

Không có máy nào có thể chạy mãi mà không chú ý đến nó. Người ta tiến hành sữa chữa khi máy bị hỏng nhằm hồi phục lại trạng thái hoạt động bình thường ban đầu của máy, còn bão dưỡng là cứ sau một khoảng thời gian khác nhau, ngay khi máy đang hoạt động bình thường cũng tiến hành sữa chữa để phòng ngừa máy hỏng. Chi phí có liên quan đến cách ta dùng loại nào và có sự đánh đổi nào đó. Máy hỏng thường ưa xảy ra đúng lúc ta cần đến nó và người sữa chữa thì không phải lúc nào cũng sẵn sàng. Máy hỏng thì công nhân ngồi chơi và cả đường dây sản xuất phải dừng lại. Đơn đặt hàng sẽ không thực hiện được đúng thời hạn. Doanh số bán sẽ giảm và mất khách. Việc giảm sản lượng, chất lượng tồi và không đúng thời hạn do máy làm việc kém và bị hư hỏng có thể làm chi phí tăng một cách đáng kể. Thêm vào đó chi phí sữa chữa thường lớn hơn chi phí bảo dưỡng nhiều. Vì những lý do trên, phần lớn công ty cảm thấy nếu chỉ dựa vào sữa chữa máy không thôi thì  hiệu năng chi phí kém. Vấn đề đặt ra là cần bảo dưỡng đến mức nào và khi nào sẽ tiến hành. Bảo dưỡng không thể loại hoàn toàn việc máy hư hỏng, nó vẫn có thể xảy ra nhưng hi vọng nó xảy ra thưa hơn. Mặc dù ta không thể đoán được máy sẽ hỏng vào lúc nào, nhưng nếu ta ghi chép lại thời gian hoạt động và bão dưỡng máy,thì ta có thể xây dựng lý lịch máy trong đó có ghi thời gian giữa hai lần hỏng máy và tần số xảy ra. Dựa vào thông tin trên cùng với  chi phí ước tính khi máy hỏng và chi phí bảo dưỡng dự phòng, ta có thể lập một kế hoạch bảo dưỡng hợp lý.

Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung