0236.3650403 (128)

CÁC CHỨC NĂNG CỦA TỒN KHO


Hàng tồn kho là một trong những tài sản tốn kém nhất của nhiều Công ty, có thể chiếm tới 50% vốn đầu tư. Từ lâu các nhà quản lý vận hành toàn cầu đều nhận thức rằng quản lý tốt hàng tồn kho là điều thiết yếu. Một mặt thì công ty có thể cắt giảm chi phí nhờ việc giảm lượng tồn kho, tuy nhiên, khi các mặt hang cần thiết không còn trong kho, có thể dẫn đến sản xuất đình trệ hoặc khách hàng không hài lòng. Vì thế Công ty phải luôn cân đối giữa việc đầu tư cho lượng hang tồn kho và dịch vụ khách hàng, không thể đạt được một chiến lược với chi phí thấp nếu không có sự quản lý hàng tồn kho tốt.

Mọi tổ chức đều có hệ thống lập kế hoạch và quản lý hàng tồn kho. Các ngân hàng có các phương pháp quản lý lượng dự trữ tiền mặt. Các bệnh viện có các phương pháp kiểm soát nguồn cung máu và dược phẩm. Các  cơ quan chính phủ, trường học, và mọi đơn vị chế tạo và sản xuất đều quan tâm đến hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát lượng tồn kho.

Đối với hàng hóa vật chất, tổ chức phải xác định nên tự sản xuất hay mua ngoài. Một khi đã quyết định xong, bước kế tiếp là dự báo nhu cầu. Sau đó các nhà quản lý vận hành phải quyết định lượng hàng tồn kho cần thiết để phục vụ nhu cầu đó. Trong chương này, chúng ta thảo luận về các chức năng, các loại hình và việc quản lý hàng tồn kho. Chúng ta sẽ tập trung vào hai vấn đề tồn kho cơ bản: Số lượng đặt hàng và thời điểm đặt hàng.

Việc tồn kho có một số chức năng nhằm tăng thêm tính linh hoạt cho các hoạt động của Công ty. Sau đây là 4 chức năng của tồn kho:

(1) “Tách riêng” các phần khác nhau trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn nếu nguồn cung cấp của các nhà cung cấp cho công ty biến động, có lẽ cần dự trữ tồn kho bổ sung để tách biệt hoạt động sản xuất với các nhà cung cấp.

(2) Tách Công ty ra khỏi các biến động về lượng cầu, và cung cấp hàng hóa dự trữ cho sự lựa chọn của khách hàng. Tồn kho như vậy thường phổ biến ở các cửa hàng bán lẻ.

(3) Tận dụng được lợi thế chiết khấu số lượng nhiều, bởi vì mua với số lượng nhiều có thể giảm giá vốn hàng bán hoặc chi phí phân phối.

(4) Phòng ngừa rủi ro đối với lạm phát và giá cả tăng.

Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung