0236.3650403 (128)

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM


Sự phát triển của nhóm là một quá trình năng động, phần lớn các nhóm nằm trong tình trạng liên tục thay đổi. Tuy nhiên, ta có thể chia sự phát triển của nhóm ra làm năm giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành  được đặc trưng bởi việc giải quyết chủ yếu đối với sự không vững chắc, không ổn định của mục đích, cấu trúc, và sự lãnh đạo của nhóm. Các thành viên của nhóm đang thăm dò để xác định các dạng hành vi phù hợp – các hành vi sẽ được mọi người chấp nhận. Giai đoạn này kết thúc khi các thành viên thấy mình là một bộ phận của nhóm.

-  Giai đoạn biến động đây là giai đoạn của những xung đột trong nhóm. Các thành viên chấp nhận sự tồn tại của nhóm nhưng có sự kháng cự lại sự kiểm soát mà nhóm ảnh hưởng tới cá nhân. Hơn nữa, các cá nhân có sự xung đột với những người kiểm soát nhóm. Giai đoạn biến động kết thúc khi hình thành một cách rõ ràng cấu trúc thứ bậc về sự lãnh đạo trong nhóm.

- Giai đoạn chuẩn tắc là giai đoạn mà các quan hệ gắn bó gần gũi phát triển, sự gắn bó của nhóm được tăng cường. Giai đoạn này kết thúc khi có cấu trúc rõ ràng đối với nhóm và nhóm có những mong đợi chung về những chuẩn mực – những cái sẽ xác định các hành vi của các thành viên trong nhóm là đúng hay sai, được chấp nhận hay không được chấp nhận.

-  Giai đoạn thực hiện tại thời điểm này là rõ ràng được mọi người chấp nhận. Năng lượng của nhóm chuyển từ việc tìm hiểu lẫn nhau sang việc thực hiện tốt các nhiệm vụ. Đây là giai đoạn cuối của những nhóm tồn tại lâu dài.

-  Giai đoạn giải tán đây là giai đoạn cuối của quá trình phát triển của các nhóm tồn tại tạm thời, đặc trưng bởi việc xem xét quan tâm các hoạt động hơn là thực hiện nhiệm vụ.

Liệu có thể cho rằng hiệu quả của nhóm sẽ tăng lên khi tiến triển của nhóm qua các giai đoạn nào không? Nhiều người lại cho rằng hiệu quả của nhóm làm việc tăng lên ở những giai đoạn đầu. Đây là một vấn đề không đơn giản bởi vì những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nhóm là những vấn đề phức tạp. Trong một số điều kiện, những cấp độ cao của những xung đột là nhân tố tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ. Vì vậy, chúng ta có thể hy vọng tìm ra những tình huống trong đó nhóm ở giai đoạn hai sẽ thực hiện công việc tốt hơn ở giai đoạn ba và bốn. Tương tự, sự tiến triển của nhóm thông qua các giai đoạn luôn luôn là không rõ. Trong nhiều trường hợp các giai đoạn diễn ra đồng thời ví dụ như nhóm có thể là biến động và thực hiện ở cùng một thời điểm. Thậm chí các nhóm có thể quay trở lại giai đoạn trước. Vì vậy, giả định rằng quá trình phát triển của nhóm là tuần tự qua các giai đoạn với tất cả các nhóm là không đúng. Tốt hơn ta nên nghĩ về các giai đoạn này như một khung cảnh chung. Điều này nhắc nhỏ chúng ta luôn thấy là các nhóm là những thực thể năng động và giúp chúng ta hiểu biết tốt hơn về những vấn đề thường nổi lên trong suốt quá trình tồn tại của nhóm.


TRẦN THỊ NHƯ LÂM