0236.3650403 (128)

CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dựa trên mô hình kim cương của M. Porter để đưa ra các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới tiêu đề "môi trường kinh doanh của doanh nghiệp" với 56 chỉ tiêu cụ thể thuộc 4 nhóm yếu tố như dưới đây. Các chỉ tiêu này được lượng hoá để xếp hạng cho các quốc gia:

Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật; hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trường tài chính.

Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích của người mua, tình hình pháp luật về tiêu dùng, về công nghê thông tin...

Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lượng và số lượng các nhà cung cấp địa phương, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ đào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các chi tiết và phụ kiện máy móc.

Bốn là, bối cảnh đối với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp gồm hai phân nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương, hiệu quả của việc chống độc quyền).

Theo lô gíc truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm sau đây: thị trường, thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng, các ngành hỗ trợ.

a)      Thị trường

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt động mua - bán hàng hoá dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào.Thị trường đồng thời còn là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qụa mức cầu, giá cả, lợi nhuận... để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Như vậy, sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Để phát huy vai trò của các yếu tố thị trường đối với doanh nghiệp, cần có sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường nhằm ổn định thị trường (hạn chế những biến động lớn của thị trường), tạo lập môi trường thị trường canh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lận thương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh,... Điều quan trọng là tạo lập môi trường thị trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lí, cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm,... tạo động lực cho doanh nghiệp để vươn lên. Để tạo lập và duy trì môi trường thị trường ổn định và hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng và thực hiện tốt pháp luật nhằm khuyến khích cạnh tranh tích cực, chống độc quyền, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại... Trong điều kiên thị trường lành mạnh và ổn định thì doanh nghiệp mới có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường, tạo ra nhiều nhà cung cấp cũng như nhiều đối tác kinh doanh, nhiều khách hàng cho doanh nghiệp.

b)      Thể chế chính sách

Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn,... Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường,... nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố 52 rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Thể chế, chính sách về đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và an toàn, kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào ngành, lĩnh vực, địa bàn, sản phẩm mới. Thể chế, chính sách đầu tư có tác dụng nâng cao hiệu sử dụng vốn đầu tư, tiết kiêm thời gian, nguồn lực, giảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp,... Thể chế, chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động v.v. nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi các yếu tố đầu vào, tích thích và điều tiết việc sử dụng chúng hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho các doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng các đầu vào. Thể chế, chính sách về thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường bình đẳng đối với các doanh nghiệp. Các thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp có thể được đánh giá theo từng chính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

c)      Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục - đào tạo... Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã sử dụng tới 8 tiêu chí phẩn ánh kết cấu hạ tầng trong tổng số 56 tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực cạnh tranh của quốc gia. Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt.Điều đó đòi hỏi có sự đầu tư phát triển.

d)     Các ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ

Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ.Thực tế chỉ ra rằng khi trình độ sản xuất 53 càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn.Các ngành công nghiệp hỗ trợ không những có tác động đến thời gian sản xuất, năng suất, chất lượng mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp.Để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, cần tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển các ngành này.

e)      Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Trong nền sản xuất hiên đại, đặc biệt là trong xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia hay của một vùng lãnh thổ là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Trình độ và các điều kiện vể nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiên làm việc, sức khoẻ và an toàn, đầu tư cho đào tạo, vai trò của công đoàn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chú trọng giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo, các hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và các biện pháp khác của Nhà nước.

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN