0236.3650403 (128)

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG HÀNH VI CỦA NHÀ QUẢN TRỊ


Do công việc học tập diễn ra trong công việc và trước đó, các nhà quản trị phải quan tâm đến việc họ có thể dạy cho người lao động thế nào để người lao động hành động theo những cách mang lại lợi ích to lớn nhất của tổ chức. Bạn nghĩ gì khi hành vi là khác với mong đợi của nhà quản trị? Nếu các nhà quản trị chỉ củng cố các cá nhân khi họ thể hiện các hành vi mong đợi thì có thể có rất ít sự củng cố được thực hiện. Trong trường hợp này, sự định hướng hành vi đưa ra một cách tiếp cận logic cho việc đạt đến những hành vi mong đợi.

Định hướng hành vi là việc củng cố có hệ thống làm cho các cá nhân đến gần hơn với hành vi mong đợi.Nếu một người thường đi làm muộn 30 phút, mỗi lần anh ta đến muộn ít hơn hoặc đi đúng giờ chúng ta có thể củng cố sự tiến bộ này. Sự củng cố này sẽ làm tăng sự phù hợp, làm cho việc đạt đến gần hơn hành vi mong đợi.

Có bốn phương pháp định hướng hành vi: củng cố tích cực, củng cố tiêu cực, phạt, dập tắt.

- Củng cố tích cực:thêm vào một kích thích thoải mái nhằm làm tăng thêm khả năng tái diễn một hành vi. Ví dụ, nhân viên thường xuyên hoàn thành tốt công việc (hành vi mong đợi) thì được khen thưởng (thêm vào một kích thích dễ chịu).

- Củng cố tiêu cực: chấm dứt hoặc cất đi kích thích gây khó chịu để làm tăng khả năng tái diễn một hành vi. Ví dụ, một nhân viên của công ty thường xuyên đi làm trễ, giám đốc sẽ trừ vào lương cho những buổi đi trễ đó, và thời gian sau đó, người nhân viên này dần thay đổi hành vi và không còn tình trạng đi trễ nữa. Giám đốc sẽ không trừ lương người nhân viên kia nữa.

 -  Phạt:thêm vào một kích thích khó chịu để làm giảm bớt khả năng tái diễn một hành vi. Ví dụ, một người lao động bị kỷ luật do họ uống rượu trong khi làm việc là ví dụ cụ thể của hình thức này.

-  Dập tắt (lờ đi):triệt tiêu mọi kích thích để giảm khả năng tái diễn một hành vi. Ví dụ, nhà quản trị không muốn nhân viên đòi hỏi về tiền lương hay thay đổi chính sách, nhà quản trị lờ đi các đơn xin nâng bậc lương, các chính sách (triệt tiêu kích thích), việc nộp đơn lên nhà quản trị đề nghị tăng lương cố nhiên có xu hướng không lặp lại.

Cả hai việc củng cố tích cực và tiêu cực đều dẫn đến học tập, nó tăng cường hành vi và làm tăng khả năng của sự lặp lại. Trong khi đó, phạt và lờ đi làm yếu đi hành vi và có xu hướng làm giảm sự lặp lại của hành vi đó.

Có hai chương trình củng cố là củng cố liên tục và củng cố gián đoạn. Chương trình liên tục củng cố hành vi mong đợi vào tất cả mọi thời điểm khi hành vi đó được thể hiện. Ví dụ, một người trong quá khứ thường đi làm trễ, mỗi lần anh ta không đi trễ bạn có thể khen ngợi anh ta về hành vi mong đợi này (không tới trễ). Chương trình gián đoạn: không phải tất các trường hợp thể hiện hành vi mong đợi đều được củng cố, nhưng sự củng cố đưa ra đủ để làm cho hành vi lặp lại.

Nguyễn Thị Thảo