0236.3650403 (128)

Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư


So sánh là phương pháp chung nhất thường được áp dụng là phương pháp phân tích và so sánh giữa các chỉ tiêu có trong dự án với quy định về kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành cũng như các thông tin và chỉ tiêu được lấy làm cơ sở mà cán bộ thẩm định đã kiểm chứng là đảm bảo mức độ tương đối chính xác và tin cậy.

Theo phương pháp thẩm định theo trình tự, công tác thẩm định cho vay được tiến hành theo phương thức thẩm định tổng quát trước, thẩm định chi tiết sau.

Thẩm định tổng quát nhằm đánh giá, xem xét mối tương quan giữa các dự án với thị trường, với các doanh nghiệp và các ngành kinh tế khác để thấy được vị trí vai trò của dự án trong tổng thể nền kinh tế.

Thẩm định chi tiết nhằm tính toán lại, so sánh đối chiếu từng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án với các thông tin và tài liệu làm cơ sở từ đó tìm ra những sự khác biệt, những điểm thiếu sót của dự án nhằm mục tiêu bổ sung hoàn thiện hoặc đưa ra kết luận cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.

Thứ ba là thẩm định dựa theo độ nhạy. Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án rồi khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Ở đây, ta nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc, có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế.

Cơ sở của phương pháp dự báo này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.

Phương pháp triệt tiêu rủi ro cũng là một phương pháp được sử dụng. Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Mai Xuân Bình  - Khoa QTKD