0236.3650403 (128)

CÁN CÂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI DỊCH COVID 19


Đỗ Văn Tính

 

Hiện nay, Việt Nam đã và đang mở rộng việc giao lưu kinh tế – văn hóa với các nước trong khu vực và các quốc gia khác nhằm tăng trưởng kinh tế và cao hơn là tăng trưởng và phát triển bền vững về mọi mặt, tránh bị lãng quên trên thị trường quốc tế. Nhờ đó, kinh tế ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này góp phần tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu trong đó không thể không nhắc tới ngành ngoại thương. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế thế giới năm 2020 rất phức tạp, không thuận lợi cho thương mại quốc tế. Đây là năm thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ - Trung, biến động về quan hệ kinh tế – chính trị giữa các nền kinh tế lớn. Và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid - 19 từ đầu năm 2020 đến nay lên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội. Năm 2020 cũng là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, nước ta đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đăt ra trong Kế hoạch. Sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã gây ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh. Nhưng với sự điều hành khéo léo, tỉnh táo và rất kiên quyết của Chính phủ với mục tiêu “Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong năm 2020. Việc hiểu rõ hơn những vấn đề về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đến cán cân ngoại thương của Việt Nam thời đại Covid – 19 năm 2020 là mục đích của bài viết này.

Tình hình nhập khẩu

Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13%.Trong năm 2020 có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 49,4%).

Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 16,8 tỷ USD, giảm 3,8% và chiếm 6,4%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 83,9 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 46,3 tỷ USD, giảm 1,5%; thị trường ASEAN đạt 30 tỷ USD, giảm 6,9%; Nhật Bản đạt 20,5 tỷ USD, tăng 5%; thị trường EU đạt 14,5 tỷ USD, tăng 3,5%; Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, giảm 4,9%.

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tính chung, cả năm 2020 nhập khẩu nhóm hàng này đạt tới xấp xỉ 64 tỷ USD, tăng mạnh 24,6%  so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 24% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Trong năm qua, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh và đã vượt Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam. Cụ thể, nhập từ Trung Quốc với 18,5 tỷ USD, tăng tới 52% (tương ứng tăng 6,3 tỷ USD); nhập từ Hàn Quốc với 14,1 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,7%; ngoài ra nhập từ Đài Loan với 7,7 tỷ USD, tăng tới 38% (tương ứng tăng 2,1 tỷ USD) so với năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong năm 2020 lên 37,25 tỷ USD, tăng nhẹ 1,4% so với năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2020 với trị giá hơn 17 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2019. Bên cạnh đó, các thị trường chủ lực khác đều suy giảm như thị trường Hàn Quốc với 6 tỷ USD, giảm 2,6%; nhập từ Nhật Bản với 4,4 tỷ USD, giảm 5,9%; nhập từ Đức với 1,5 tỷ USD, giảm 12,4% so với năm trước.

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 21,54 tỷ USD, giảm 10,7% (tương ứng giảm 2,6 tỷ USD) so với năm 2019. Năm 2020, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51% với 10,9 tỷ USD, giảm 5,3% so với năm trước. Ngoài ra, nhập khẩu nhóm hàng này còn có xuất xứ từ Hàn Quốc với 2,3 tỷ USD, giảm 21%; từ Đài Loan với hơn 2 tỷ USD, giảm 14,4%; từ Hoa Kỳ với 1,7 tỷ USD, giảm 18%.

Điện thoại các loại và linh kiện: Tính cả năm 2020, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 16,64 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm 2019. Trong năm 2020, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 15,56 tỷ USD, chiếm 93% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó: từ Trung Quốc là 7,8 tỷ USD, tăng 2,9% so với năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 7,76 tỷ USD, tăng 31,1%…

Phế liệu sắt thép: Năm 2020, lượng phế liệu sắt thép nhập về Việt Nam đạt 6,3 triệu tấn, tăng 11,4%; với trị giá đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với năm 2019. Phế liệu sắt thép có nguồn gốc xuất xứ từ 2 thị trường chính là Nhật Bản và Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng tới 70%. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Nhật Bản lại tăng cao, trong khi từ Hoa Kỳ lại giảm mạnh. Cụ thể, lượng nhập từ Nhật Bản là 3,4 triệu tấn, tăng 55% và từ Hoa Kỳ hơn 1 triệu tấn, giảm 16,5%.

Ô tô nguyên chiếc các loại: Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 105 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm tới 24,5% so với cùng kỳ năm trước.

Việc nhập khẩu ở một chừng mực nào đó sẽ có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt đối với các nước trong giai đoạn đang phát triển. Nhập khẩu công nghệ, máy móc trang thiết bị cao cấp giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, tiến gần trình độ phát triển cao của thế giới, nhờ đó tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao. Trong điều kiện ngành sản xuất nguyên liệu cao cấp trong nước chưa phát triển thì việc nhập khẩu nguyên liệu giúp cho Việt Nam thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu.

Tình hình xuất khẩu

Sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, nhưng thành tích xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng dương.

Tính cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD so với năm trước.

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính:

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu mặt hàng này tăng 8,89 tỷ USD, tính cả năm 2020 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 27,19 tỷ USD, tăng 48,6% so với năm trước. Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong năm 2020 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 12,21 tỷ USD, tăng mạnh 141,5%; EU (28 nước) đạt trị giá 3,49 tỷ USD, tăng 28,5%; Hàn Quốc với 2,05 tỷ USD, tăng 25,9%; Nhật Bản với 2,05 tỷ USD, tăng 5,6%; Trung Quốc với 1,94 tỷ USD, tăng 22,2%... so với năm 2019.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tăng 8,66 tỷ USD, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2020 đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019.

Trong năm 2020, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 11,09 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước; sang thị trường Hoa Kỳ đạt 10,39 tỷ USD, tăng mạnh 71,7%; sang thị trường EU (28 nước) đạt 6,51 tỷ USD, tăng 28,7%; sang Hồng Kông đạt 4,19 tỷ USD, tăng 38,2%...

Điện thoại các loại và linh kiện: Tính cả năm 2020, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 51,18 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 12,34 tỷ USD, tăng mạnh 48,8%; sang EU (28 nước) đạt 10,06 tỷ USD, giảm 18,6%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 8,79 tỷ USD, giảm 1,2%; sang Hàn Quốc đạt 4,58 tỷ USD, giảm 11%... so với năm trước.Gỗ và sản phẩm gỗ: tăng 1,72 tỷ USD, tương ứng tăng 16,2%; Sắt thép các loại: tăng 1,05 tỷ USD, tương ứng tăng 25,1%...

Bên cạnh đó có một số nhóm hàng giảm mạnh như:

Hàng dệt may: giảm 3,02 tỷ USD, tương ứng giảm 9,2%. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2020 lên 29,81 tỷ USD. Tính trong năm 2020, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt gần 14 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm trước và chiếm 46,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 3,68 tỷ USD, giảm 15%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3,53 tỷ USD, giảm 11,4%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 2,86 tỷ USD, giảm 14,8%...

Giày dép các loại: giảm 1,52 tỷ USD, tương ứng giảm 8,3%;Xăng dầu các loại: giảm 1,03 tỷ USD, tương ứng giảm 51,2%...

Ngoài ra còn có các nhóm hàng khác:

Thuỷ sản: Năm 2020 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu sang 4 thị trường chính là Hoa Kỳ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,4%; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 1,8%; EU đạt 1,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% và Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,8%.

Gạo: xuất khẩu gạo của cả nước đạt 6,2 triệu tấn, giảm 1,9% về lượng so với năm trước nhưng do đơn giá bình quân xuất khẩu tăng nên trị giá đã tăng 11,2%, đạt 3,12 tỷ USD. Đặc biệt, lượng gạo xuất sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 70%, với 811 nghìn tấn; và xuất sang thị trường dẫn đầu Philippin 2,2 triệu tấn

Đá quý, kim loại quý & sản phẩm: Trong năm qua, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt tới 2,67 tỷ USD, tăng mạnh 28,7% so với năm trước. Trong đó: xuất sang Hồng Kông là 2,1 tỷ USD, trong khi con số của cùng kỳ năm trước chỉ là 50 triệu USD; xuất sang Thụy Sĩ là 103 triệu USD, giảm mạnh so với con số 1,4 tỷ USD của

Trong tình hình khó khăn, bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác các thị trường truyền thống, doanh nghiệp Việt đã tích cực mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực. Điều này giúp doanh nghiệp trong nước tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản vốn là lợi thế của Việt Nam. Kết quả này là tiền đề quan trọng để nâng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trong thời gian tới.

Từ tình hình nhập khẩu và xuất khẩu cho thấy cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 xuất siêu khoảng 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu.

Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế ảnh hưởng đến cán cân ngoại thương

Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương, nhất là đặt trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực và thế giới có mức tăng trưởng âm

Tại thị trường EU: Việc triển khai thực thi Hiệp định EVFTA đang được thực hiện tích cực và cho kết quả khả quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau gần 2 tháng EVFTA được thực thi. Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.

Đối với thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác: Do nhu cầu tiêu thụ những tháng cuối năm tăng nên xuất khẩu vào các thị trường này cũng sẽ có mức tăng trưởng hơn so với các đầu năm.

Tại thị trường trong nước: Dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu du lịch, kích cầu nội địa, các chương trình bình ổn thị trường, đưa hàng Việt về nông thôn… được Bộ Công Thương và các địa phương tích cực triển khai và nhu cầu mua sắm cuối năm tăng cao giúp thúc đẩy sức mua của thị trường nội địa, tạo ra động lực tăng trưởng cho các tháng cuối năm.

Những tồn tại và nguyên nhân

xuyên phải đối đầu với những rào cào thương mại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập vì năng lực cạnh tranh còn thấp. Vì thế, nguy cơ Việt Nam phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện tranh chấp thương mại mỗi năm sẽ ngày càng gia tăng.

Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp do nhiều mặt hàng gia công, xuất khẩu dựa nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tiến độ thực hiện các dự án sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, phát triển công nghiệp phụ trợ còn chậm. Tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao xu hướng gia tăng.

Vấn đề về điểu chỉnh cán cân thương mại theo khu vực thị trường và theo các mặt hàng tham gia xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế.

Hoạt động tài chính nước ta còn nhiều rủi ro, lạm phát có nguy cơ tăng lên cũng như đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn khi tình hình dịch bệnh, thiên tai đang diễn biến phức tạp.

Thặng dư thương mại nhiều chưa hẳn là tốt, bởi lẽ thặng dư thương mại đồng nghĩa với việc sẽ mang về nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì thặng dư ở mức cao lại đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần phải lưu ý trong thời gian tới. Một trong những nguyên nhân chính sau đây:

Xuất khẩu một số mặt hàng sang Mỹ tăng đột biến, đáng chú ý khi đây đều là những mặt hàng mà Trung Quốc cũng có thế mạnh xuất khẩu như các sản phẩm từ gỗ, dệt may và da giày. Rất có thể hiện tượng tạm nhập rồi tái xuất sang Mỹ vẫn đang diễn ra. Nếu vấn đề này có thực và Việt Nam không kiểm soát được thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ đối diện với rủi ro bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá như mặt hàng tôm, thép đã và đang phải đối mặt trong thời gian qua… Đáng quan ngại hơn cả chính là nhu cầu nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì đây là tín hiệu chưa hẳn đã tốt. Bởi lẽ, trong quá trình phát triển, chúng ta sẽ cần rất nhiều máy móc, thiết bị để xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất cho nền kinh tế.

Đối với nhu cầu bên ngoài cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước có kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7%. Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 5,9%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 giảm và năm 2019 tăng, do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Thực trạng này cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.

Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.

Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước như Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô mới quay trở lại hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng cao hơn khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút.

Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số và hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu tác động từ dịch bệnh lớn hơn.

COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng trong thời gian dài (trên 3 tháng) và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con đường khởi sắc trở lại trước khi dịch bệnh bùng phát lần nữa vào cuối tháng 7-2020.

Dịch COVID-19 tạo ra một tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù Chính phủ đã có những giải pháp chính sách rất kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1 nhằm hỗ trợ và giải cứu một số khu vực kinh tế và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Những diễn biến phức tạp trở lại của đại dịch tại nhiều địa phương trong cả nước đã, đang và sẽ tác động toàn diện và nặng nề hơn đến nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp và chính sách bổ sung mạnh mẽ hơn để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển kinh tế và chuẩn bị giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

Định hướng giải pháp nhằm cải thiện cán cân ngoại thương

Với đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để cân bằng các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong nước đi đối với triển khai tốt quan hệ song phương. Dù còn hạn chế về nguồn lực tài chính và cũng chịu nhiều thiệt hại kinh tế liên tiếp do dịch COVID-19 và thiên tai, song Việt Nam vẫn đang tìm kiếm thêm giải pháp hài hoà hơn cán cân thương mại, khuyến khích các DN mua thêm nhiều hàng hoá Hoa Kỳ. Góp ý về cơ chế quản lý ngoại hối, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, dù thời qua đã làm tốt nhiệm vụ ổn định vĩ mô, nhưng NHNN cũng nên nghiên cứu sử dụng tốt hơn các công cụ thị trường, hạn chế tối đa gây hiểu lầm về việc thao túng tiền tệ.

Chính sách thương mại đang trở nên lạc hậu vì thương mại hiện nay không còn là lĩnh vực thuần túy kinh tế, mà đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn của các yếu tố địa chính trị. Chính ở đây, quan hệ quốc gia, đối tác cần được nhận diện đầy đủ hơn”. Đổi mới chính sách thương mại là hết sức cần thiết cho phù hợp với tình hình, song cần bảo đảm tính minh bạch và dễ tiên liệu, đồng thời tiếp tục khắc phục những tồn tại trong xây dựng và thực thi chính sách thương mại.

Hoạt động XNK cũng cần phải gắn liền với hoạt động thương mại trong nước, thông qua việc tổ chức lại các DN và thị trường trong các lĩnh vực liên kết dịch vụ giữa XNK và thương mại trong nước. Chính sách thương mại phải hài hòa và thống nhất với các chính sách khác, đồng thời kết hợp với cải cách trong nước sẽ mang lại lợi ích lớn hơn. Trong khi chúng ta cũng cần lưu ý rủi ro tài chính và bất ổn kinh tế vĩ mô.

Chính sách thương mại cần đổi mới theo hướng coi trọng hơn vấn đề ngành hàng, chuỗi giá trị, trong đó đặc biệt là phải “Lấy người tiêu dùng làm trung tâm và củng cố niềm tin người tiêu dùng”. Ngoài ra chúng ta cần tăng năng lực thể chế để thiết kế và thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết một cách hợp pháp, tinh tế, và khoa học trong phạm vi các cam kết hội nhập; Đồng thời, xét lại cơ cấu thuế XNK đối với các mặt hàng đầu vào – đầu ra theo tư duy liên ngành, cùng với thành lập liên minh ngành hàng chiến lược. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lý XNK theo hướng tăng GTGT của hàng XK, hạn chế xuất thô. Đồng thời, thúc đẩy hình thành mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển cơ sở bảo quản chế biến, bảo đảm sản xuất và tiêu thụ ổn định các mặt hàng chính là nông sản, thủy sản.

Cần lưu ý: “mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ trong nước đang giảm dần trong những năm gần đây, do tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong việc mở rộng quy mô bán lẻ”. Vì vậy, Chúng ta cần tái cơ cấu các thị trường bán lẻ trong nước, nhằm thiết lập thị trường cạnh tranh, hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm của khu vực nước ngoài (FDI) liên quan tới những đóng góp của nó đối với vị trí cán cân thương mại sẽ các nhà hoạch định chính sách “những bài học giá trị về tầm quan trọng của sức cạnh tranh và các mối liên kết sản xuất xuyên quốc gia đối với việc cải thiện vị trí cán cân thương mại của Việt Nam”.

Cần phải nâng cao trình độ, năng lực sản xuất nội địa, tiến tới thay thế hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có thị trường Trung Quốc.

Nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu, đặc biệt là định hướng hoạt động xuất khẩu nông sản, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc theo hướng chính chính ngạch và giảm thiểu, tiến tới giảm thiểu tối đa xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Đây là nguyên nhân khiến cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản Việt Nam thời gian qua không được bền vững và thường xuyên xảy ra hiện tượng “ùn ứ” hàng hoá khi xuất khẩu.

Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp, hiệp hội cũng như các nhà quản lý, nhất là các địa phương cần thay đổi cách thức tiếp cận đối với thị trường nay. Cần thay đổi quan điểm “Trung Quốc là thị trường dễ tính” bởi, Trung Quốc một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng mức tiêu dùng lớn hàng đầu thế giới. Trung Quốc với 400 triệu người là tầng lớp trung lưu nên yêu cầu của họ đối với các sản phẩm nhập khẩu ngày càng lớn. Do vậy, “chưa bao giờ và không bao giờ Trung Quốc là một thị trường dễ tính”.

Tăng cường các khâu kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo các quy định và các biện pháp WTO cũng như thông lệ quốc tế cho phép để kiểm soát chất lượng hàng hoá đầu vào, cũng như là loại bỏ những mặt hàng có chất lượng kém, không phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam, tránh để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ cũng như tiêu thụ mặt hàng kém chất lượng.

Tóm lại, cán cân ngoại thương là một bộ phận hết sức quan trọng và tác động lớn tới nền kinh tế trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Việc nghiên cứu cán cân ngoại thương là điều không thể thiếu, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về thực trạng cán cân xuất khẩu, cán cân vốn, … của Việt Nam. Đồng thời cũng ý thức nhận biết được những ảnh hưởng của các chính sách, các yếu tố quan trọng tác động đến cán cân ngoại thương

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid - 19, nhưng thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỷ lục mới. Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của kim ngạch nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu và chắt lọc những ý kiến, góp ý đúng đắn từ các vị chuyên gia và áp dụng những giải pháp thật phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam (cụ thể là tình hình thương mại, xuất nhập khẩu của nước ta) hiện nay để thúc đẩy và phát triển hơn nữa cán cân ngoại thương của Việt Nam trong thời đại Covid - 19 cũng như hậu Covid – 19.

Tài liệu tham khảo:

1. vietnamnet.vn

2. http://tapchitaichinh.vn

3.Nguồn: Bloomberg, Viện Đào tạo và Nghiên cứu tổng hợp

4. http://vinalines.com.vn

5. https://forbesvietnam.com.vn

6. https://trungtamwto.vn

7. https://chungkhoan123.vn

8. https://bnews.vn

9. http://kinhtedothi.vn

10.http://tapchicongthuong.vn