0236.3650403 (128)

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TÁC ĐỘNG LÊN NĂNG SUẤT


Theo Griliches (1979), thì đầu vào của các hoạt động đổi mới (đầu tư vào R&D và nguồn nhân lực) tác động trực tiếp lên tiến bộ công nghệ của doanh nghiệp và cuối cùng là tác động lên tổng năng suất các yếu tố. Mô hình trữ lượng vốn của Griliches (1979) đã phân tích về mối liên hệ giữa R&D, đầu tư và thành tựu của sáng tạo và tăng trưởng năng suất. Còn theo Parisi và cộng sự (2006 ) có nhiều sự khác nhau mà dẫn đến hoạt động R&D tác động khác nhau đến xác suất doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới sản phẩm và hoạt động đổi mới quy trình. Chi tiêu vào R&D là có mối quan hệ trực tiếp mạnh mẽ đến việc giới thiệu sản phẩm mới trong khi đó thì nó là không chắc chắn là cho giới thiệu quy trình mới. Việc giới thiệu quy trình mới thì có mối liên quan đến chi tiêu vào vốn cố định mà có sự thống nhất trong tầm quan trọng liên quan đến tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc chi đầu tư vào máy móc thiết bị đến xác suất giới thiệu quy trình đổi mới là được hỗ trợ bởi R&D. Điều này ngụ ý rằng là vai trò quan trọng của R&D trong việc ủng hộ hấp thụ nhiều công nghệ mới hiện đại hơn.  Theo mô hình Romer (1990) thì hoạt động nghiên cứu và phát triển tác động đến TFP thông qua hai kênh. Một là hoạt động R&D sẽ giúp tạo ra hoạt động đổi mới quy trình mà cho phép các sản phẩm hiện tại được sản xuất hiệu quả hơn (chi phí thấp hơn). Hoạt động R&D cũng có thể tạo ra hoạt động đổi mới sản phẩm mà làm tăng TFP nếu như sản phẩm mới được sản xuất hiệu quả hơn hoặc bằng việc sử dụng công nghệ tốt hơn là sản phẩm hiện tại (sự dịch chuyển hàm sản xuất). Kênh thứ hai mà hoạt động R&D ảnh hưởng đến TFP đó chính là thông qua việc phát triển năng lực hấp thu (absorptive capacity) (xem Zahra và George, 2002). Năng lực hấp thu cho phép nhận dạng, đồng bộ hóa và khai thác các hoạt động đổi mới được tiến hành bởi các doanh nghiệp khác và các chuyên viên R&D khác như là trường đại học, viện nghiên cứu và do đó sẽ dẫn đến sự cải thiện trong TFP. Đối với đầu ra của hoạt động đổi mới (đổi mới sản phẩm, cải tiến sản phẩm hoặc đổi mới quy trình) thì  theo Geroski (1994) cho thấy rằng có hai quan điểm khác nhau về giải thích về cách thức mà đầu ra của hoạt động đổi mới ảnh hưởng lên năng suất. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc tiến hành các hoạt động đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh của mình so với đối thủ. Cụ thể, ứng dụng việc đổi mới sản phẩm vào trong thị trường sẽ tạo ra nguồn cầu mới mà có thể dẫn đến việc gia tăng tính kinh tế theo quy mô trong việc sản xuất hàng hóa đó hoặc cải thiện năng suất bởi vì việc sản xuất ra hàng hóa đó cần ít đầu vào hơn việc sản xuất sản phẩm cũ. Còn đối với đổi mới quy trình thì theo Smolny (1998) cho rằng đổi mới quy trình có tác động tích cực rõ ràng lên năng suất khi quy trình mới được giới thiệu để giảm chi phí sản xuất bằng cách tiết kiệm chi phí đầu vào (thường là lao động). Ericson and Pakes (1992); Pakes and Ericson (1998) ủng hộ mối quan hệ đồng biến giữa đổi mới quy trình và tăng trưởng năng suất thông qua mô hình học hỏi chủ động (active learning model). Theo mô hình học hỏi chủ động thì việc đầu tư vào R&D nếu như thành công thì sẽ giúp tăng năng suất của doanh nghiệp theo thời gian. Nếu đầu ra thành công của doanh nghiệp từ hoạt động R&D là đổi mới mới quy trình và quy trình này được ứng dụng trong sản xuất thì sẽ dẫn tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp. Do đó, trong mô hình học hỏi chủ động này thì mối quan hệ giữa hoạt động R&D và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp là thông qua sự thành công của việc đổi mới quy trình. Bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất, đổi  mới sáng tạo có thể có ảnh hưởng gián tiếp khi việc cải thiện năng suất ban đầu dẫn đến việc giảm giá và làm tăng nhu cầu và doanh số bán hàng mà điều này dẫn đến sự gia tăng năng suất do xuất hiện của tính kinh tế theo quy mô.  Quan điểm thứ hai cho rằng quá trình đổi mới làm thay đổi một doanh nghiệp về cơ bản bằng cách tăng cường khả năng nội tại của nó làm cho nó linh hoạt hơn và thích nghi với áp lực thị trường hơn các doanh nghiệp không đổi mới. Do đó, đổi mới nâng cao hiệu quả kinh doanh vì các sản phẩm của hoạt động sáng tạo làm cho một công ty cạnh tranh hơn và quá trình đổi mới biến đổi khả năng nội bộ của một công ty .

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN