0236.3650403 (128)

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (phần 2)


2. Vai trò của đạo đức kinh doanh

a.      Đạo đức kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp

Trách nhiệm với xã hội

-         Tuân thủ luật pháp xã hội

-         Chất lượng hàng hoá.

-         Với khách hàng, thị trường, quảng cáo, cạnh tranh

-         Các cơ quan hữu quan.

-         Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

-         Tham gia cứu trợ xã hội..

 Trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp

-         Với người lao động: đãi ngộ, giao tiếp, lãnh đạo…

-         Với cổ đông: huy động vốn, thông tin, chia lãi…

b.      Vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

-         Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

-         Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.

-         Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết va tận tâm của nhân viên.

-         Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.

-         Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

-         Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

3.      Ý nghĩa của việc nghiên cứu đạo đức kinh doanh

a.      Đạo đức kinh doanh và việc đưa ra quyết định có đạo đức

Đạo đức kinh doanh là thể hiện qua việc đưa ra các quyết định có đạo đức. Không có một cuốn sách nào mà có thể hình thành để tạo nên những con người có trách nhiệm đạo đức hoặc thay đổi hành vi của họ theo một hướng nào đó. Tuy nhiên, sinh viên có thể học tập và rèn luyện cách tư duy có trách hiệm. Có thể thấy rằng, những quyết định tuân thủ theo một quy trình lập luận sâu sắc và kỹ lưỡng thì sẽ có những quyết định có trách nhiệm và đạo đức. Hay nói cách khác, khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra những quyết định có trách nhiệm thì chúng ta sẽ cư xử có đạo đức hơn. 

Vậy, mục đích của khóa học đạo đức kinh doanh là gì?

Một mặt, đạo đức ám chỉ đến những nguyên tắc chuẩn mực đã tồn tại trong nhiều thế kỷ nên có thể nói rằng việc học lịch sử hình thành các nguyên tắc này sẽ là một trong số những mục tiêu chính của lớp học đạo đức. Do đó, trong khóa học đạo đức, sinh viên có thể sẽ phải học về những nhà đạo đức vĩ đại trong lịch sử như Aristotle, Joh Stuart Mill và Immanuel Kant. Như các môn học khác, phương pháp dạy và học môn đạo đức sẽ chú trọng vào hàm lượng thông tin của lớp học

 Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, việc học các lý thuyết đạo đức và hiểu lịch sử đạo đức vẫn chưa đủ. Nhiều người, từ các công ty đang tìm kiếm và thuê sinh viên mới tốt nghiệp về làm, đến các giáo viên và sinh viên kinh doanh, hy vọng lớp học đạo đức sẽ tập trung vào hành vi đạo đức, chứ không chỉ vào các thông tin và các học thuyết đạo đức. Nói chung, lớp học đạo đức là cái có thể ngăn ngừa các tình huống của tổ chức trong tương lại. Đạo đức không chỉ nói đến những nguyên tắc chuẩn mực mà là con người đã tiếp thu những nguyên tắc chuẩn mực này như thế nào, hay nói cách khác là con người nên sống như thế nào cho đúng.

b.      Đạo đức kinh doanh chính là tính chính trực cá nhân và trách nhiệm xã hội

Ở mức độ cơ bản nhất, đạo đức đề cập đến cách chúng ta hành động và cách chúng ta sống. Phần lớn, mọi người thường đặt câu hỏi cho mình: chúng ta nên sống như thế nào? Theo nghĩa này, thì đạo đức mang tính thực tiễn, luôn song hành với cách chúng ta hành động, lựa chọn, cư xử và làm việc. Các triết gia thường nhấn mạnh, đạo đức là quy chuẩn, là những lập luận nền tảng cho các hành động của chúng ta. Đồng thời, các môn học khoa học xã hội như: tâm lý học và xã hội học đều tìm hiểu về quy trình đưa ra quyết định và hành động của con người 

c.      Đạo đức và pháp luật

ÜSự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật:

-         Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy.

-         Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật. Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật.

d.      Đạo đức, lập luận thực tiễn

Đạo đức ám chỉ đến các hành động, lựa chọn, quyết định mang tính thực tiễn và quy chuẩn. Theo cách tiếp cận này, đạo đức như một phần lập luận thực tiễn – lập luận này lý giải chúng ta nên làm gì và nó khác với lập luận lý thuyết – là lập luận lý giải những gì chúng ta nên tin.

                                                                        ThS. Lê Phúc Minh Chuyên