0236.3650403 (128)

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SAO KHÔNG NHƯ MONG ĐỢI? (PHẦN 2)


4.                  Hội chứng “một cỡ cho tất cả mọi người”

Đã từng có thời gian người ta thiết kế đồ ngủ hay áo phông chỉ có một cỡ cho tất cả mọi người. Đào tạo không phải là cái áo ngủ và nó cũng có thể không hiệu quả theo cách đó. Hãy nhìn đào tạo theo cách này: Tất cả “bọn trẻ” đều mặc áo len cùng một cỡ tới trường, liệu mọi người có mặc bộ đồ hay váy cùng một cỡ để đi làm không ? Nếu họ có làm thế thì họ trông có đẹp không hay có làm việc tốt không ? Nói cách khác, quần áo chỉ có một cỡ cho tất cả mọi người không phải đều thuận tiện, đa năng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thông thường đào tạo toàn diện hay đào tạo trên mọi lĩnh vực được áp dụng. Lý luận cơ bản cho việc này nằm ở chỗ “Chúng ta sẽ áp dụng chương trình đào tạo cho tất cả mọi người – để cho công bằng – có thể không phải tất cả mọi người đều cần thông tin đó hay thiếu kỹ năng gì đó, nhưng ít nhất chúng ta cũng chắc chắn rằng chúng ta không bỏ quên ai cả”. Trên thực tế thường thì người quản lý không thực sự biết được ai cần kiến thức và kỹ năng mới.

5.                  Tình huống kẻ lang thang cô độc

Thường mọi người được gửi đi đào tạo như là một đặc quyền, một phần thưởng hay như là một cách để đưa họ vào một môi trường mới trong một khoảng thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, người trong một đội hay một nhóm có thể sẽ không được đào tạo cùng nhau, như nhau. Đôi khi nhân viên cần các kỹ năng cụ thể thực hiện một phần công việc. Thường thì đào tạo “đặc quyền” luong cung cấp các kỹ năng mà nhân viên có thể ứng dụng (hoặc có thể họ sẽ được gửi đi đào tạo trong thời gian khác nhau vì tất cả mọi nhân viên không thể cùng tham gia được). Kết quả thì sao ? Mọi người quay trở lại nơi làm việc và xa rời mọi người. Không chỉ việc họ không giải thích mà còn vì những người khác không có những kỹ năng mới và kiến thức mới mà người đó có. Không có sự hỗ trợ, giống như một kẻ lang thang cô độc, các ý tưởng mới họ đem về có thể không được thực hiện do bị làm ngơ hay thậm chí bị kháng cự.

6.                  Rút ngắn quá mức thời gian đào tạo

Cũng vì lý do thời gian và công việc đang chờ bị dồn đống lên khiến người ta yêu cầu nhà đào tạo phải hoàn thành khoá học trong thời gian ngày càng ngắn hơn và kết thúc với việc khoá học được thiết kế sao cho vừa khít với thời gian hạn hẹp. Điều này trái hẳn với việc thiết kế để có thể xây dựng kỹ năng cụ thể. Đây giống như là tiếp xúc với đề tài hay chủ đề đào tạo chứ không phải đào tạo để truyền đạt kỹ năng thực sự với thời gian thực hành thực tế trong lớp học

Sái Thị Lệ Thủy - Khoa QTKD