0236.3650403 (128)

Doanh nghiệp cần làm gì hậu Covid


Covid-19 không chỉ giáng những đòn mạnh ở thời điểm hiện tại mà sau này, khi đại dịch đã qua đi, thói quen chi tiêu trên toàn thế giới sẽ thay đổi. Từ đó tổng cầu thay đổi, hàng hoá dịch vụ khó lưu thông hơn trước.

 

Dẫn thông tin từ New York Times cho biết 73% người tiêu dùng Mỹ không có khoản tích lũy tiết kiệm mà dựa vào tín dụng, nếu mất việc sẽ không thể xoay sở tiếp. Cuộc khủng hoảng này sẽ làm người Mỹ thay đổi thói quen chi tiêu. Khi nền kinh tế hàng đầu thế giới thay đổi, nhiều sản phẩm của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ cũng sẽ gặp khó. Dịch bệnh đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng, điều này buộc nhiều doanh nghiệp phải làm mới mình. Cácchuyên gia đã ra 3 giải pháp doanh nghiệp cần chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi này, bao gồm:

 

1. Chuyển đổi mô hình bán lẻ kiểu mới (New Retail)

Hình thức bán lẻ kiểu mới về cơ bản xoay quanh dữ liệu khách hàng và cách thức quản trị mới. Trước đây, khách hàng muốn tìm mua sản phẩm phải trực tiếp ra cửa hàng. Bây giờ, họ có thể ngồi nhà, lên website tìm hiểu, săn khuyến mãi… thay vì đến tận nơi. Người dùng tin tưởng mua sắm qua thương mại điện tử và sẵn sàng thanh toán online, muốn có trải nghiệm mua hàng tốt hơn. Kênh bán online cũng trở nên đa dạng, từ các sàn thương mại điện tử, giao dịch trực tiếp qua website thay vì đại lý phân phối, các kênh thương mại trên mạng xã hội (social commerce) như tiktok, youtube, KOL... Sự thay đổi này khiến các doanh nghiệp dần chuyển đổi cách thức quản trị, quảng cáo, marketing. Chiến lược chung là xây dựng hệ thống thương mại điện tử, tích lũy data khách hàng, tiếp cận, chăm sóc khách hàng trực tiếp (D2C)…

 

2. Cắt giảm tối đa chi phí.

Chỉ hơn 2 tháng bùng phát, dịch Covid-19 đã trở thành cuộc sàng lọc đau thương với các doanh nghiệp trong hầu hết lĩnh vực. Tiết giảm chi phí, đổi mới sản phẩm và kênh bán hàng, giảm lương, thậm chí sa thải nhân viên, là những biện pháp mà các chủ doanh nghiệp đang thực hiện, mong sống sót qua cơn khủng hoảng. Việc cắt giảm nhân sự thì phải xác định thay đổi trục sản phẩm, cắt giảm không có nghĩa là đóng cửa. Yêu cầu những nhân sự cũ phải chuyển đổi đầu mục công việc, chức vụ mới phù hợp với sản phẩm mới, nếu không được thì buộc phải cắt giảm để tuyển người phù hợp hơn.

 

Chẳng hạn như mô hình nhà hàng dining, phải có nhân viên phục vụ. Nhưng bây giờ chuyển sang mô hình delivery (giao hàng), khi đó cần chuyển nhiên viên phục vụ sang bộ phận bếp, nếu không phù hợp thì buộc phải sa thải.

Đối với các doanh chủ, hãy coi đây là cơ hội tốt để rà soát, tối ưu hóa bộ máy. Việc sa thải những vị trí không hiệu quả, không đem lại giá trị cho doanh nghiệp là vấn đề hoàn toàn khác. Doanh nghiệp càng lớn, càng nhiều nhân viên thì lại càng có thể có những vị trí kém hiệu quả, cần mạnh dạn tái cơ cấu.

 

3. Tận dụng khách hàng cũ

Theo các chuyên gia, chi phí để có được một khách hàng mới tốn gấp 5-7 lần so với chi phí duy trì khách hàng hiện có. Con số này vẫn không ngừng tăng lên, nhất là trong giai đoạn khó khăn này, nó trở thành động cơ quan trọng đòi hỏi các doanh nghiệp ở mọi quy mô phân bổ kinh phí của mình cho các chiến lược giữ chân khách hàng khác nhau.

(Brands Vietnam)

Phạm Thị Quỳnh Lệ