0236.3650403 (128)

Giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam


Nền kinh tế Việt Nam đang quá độ sang kinh tế công nghiệp. Vì vậy, để tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển cần quán triệt và thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và tri thức. Sự phát triển của khoa học, công nghệ là điều kiện cần để hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Cần đầu tư hơn nữa cho khoa học, công nghệ; tạo ra chính sách phát triển khoa học, công nghệ.

Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho kinh tế tri thức. Nghiên cứu khoa học được coi là nền tảng của tăng trưởng kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hình thành kinh tế tri thức. Theo một nghiên cứu mới nhất, hiện nay nếu không có gì thay đổi thì Việt Nam cần khoảng thời gian là 60 năm mới có thể theo kịp về số lượng bài báo ở thời điểm năm 2005. Việt Nam vẫn đang thiếu chuyên gia nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc tế, chất lượng lao động Việt Nam đạt 4/10 điểm (theo WEF).

Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng đến việc phát huy vai trò của khoa học, công nghệ, hướng đến kinh tế tri thức. Cần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, khuyến khích các chủ thể kinh tế phát huy tối đa tiềm năng của mình, trong đó nhấn mạnh các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, bản quyền...

Thứ tư, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với chiều sâu. Cần kết hợp hợp lý phát triển kinh tế theo hai mô hình này, một mặt khai thác những lợi thế sẵn có về lao động, tài nguyên; mặt khác phải “đi tắt, đón đầu”, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình “hiện đại”, “rút ngắn” để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.  

Nguyễn Đăng Tuyền