0236.3650403 (128)

GIẢI QUYẾT NỢ XẤU VẪN CÒN KHÓ KHĂN


Tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống ngân hàng được dự báo sẽ giảm xuống dưới 3% vào cuối năm nay sau 3 năm của tái cấu trúc nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

       Trong một cuộc họp tại Hà Nội ngày 05/10, Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết việc tái cơ cấu ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 đã có kết quả, nợ xấu đã giảm mạnh.

       Đề án này được xây dựng bởi ngân hàng nhà nước và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 254/QĐ-TT ngày 01/03/2012, với mục đích nâng cao tình hình tài chính và năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng.

       ÔngAnh cho biết từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2015, 424,14 nghìn tỷ đồng (18,8 tỷ đô la Mỹ) nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã được giải quyết, tương đương với 91,2% tổng số nợ xấu vào tháng 9/2012. Trong đó, Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) xử lý 41,3%,  phần còn lại do các tổ chức tín dụng xử lý.

       Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 3,21% vào tháng 8 và được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 3% vào cuối năm.

       Các chuyên gia cho biết tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3% là có thể đạt được nhưng điều này không có nghĩa là giải quyết nợ xấu đã có hiệu quả bởi vì nợ xấu đã chuyển từ các tổ chức tín dụng đến VAMC.

       Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng các quy định hiện hành vẫn đang cản trở việc giải quyết nợ xấu. Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Thủ tướng trình Quốc hội xin điều chỉnh một số quy định liên quan đến xử lý nợ xấu tại VAMC và các ngân hàng thương mại trong một thời gian nhất định, nhưng chưa làm được.

       Ông Nghĩa cho rằng, nếu nợ xấu không được giải quyết một cách hiệu quả, một đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng sẽ phải được thực hiện trong tương lai và gánh nặng tài chính sẽ nặng hơn.

       Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết việc VAMC đã khoanhđược 200 nghìn tỷ nợ xấu là một tin tốt, nhưng điều này chỉ là khởi đầu của một quá trình lâu dài. Ông đề nghị Việt Nam nên có luật phá sản cho các cá nhân để giải quyết nợ xấu dễ dàng hơn.

CH. Nguyễn Thị Thùy Trang – Khoa QTKD