0236.3650403 (128)

GIAO VIỆC CHO CỘNG SỰ (PHẦN 2)


  1. Lựa chọn người thích hợp. Đây chính là bước “dụng nhân như dụng mộc”. Hãy điểm lại trong số nhân viên của mình, những ai có thể đảm nhiệm các công việc đó; đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của từng người để biết người nào sẽ “vào” việc nào. Nếu có thể, trước khi quyết định, nên tế nhị trao đổi với từng người để xem họ có sẵn sàng đảm nhận công việc đó không. Sẽ rất tốt nếu chúng ta đặt vấn đề khéo léo sao đó để “đương sự” thấy ngoài mình ra không ai đảm nhiệm việc ấy tốt hơn và háo hức chờ được “chọn mặt gửi vàng”
  2. Chuẩn bị và giao việc. Trước khi giao, nên chuẩn bị một bản mô tả công việc cho từng người ngắn gọn và đơn giản nhưng phải rõ ràngnhững vấn đề  như bạn chờ đợi kết quả đạt được là những gì, bao giờ hoàn thành, xong thì bàn giao cho ai…và nên có vài lời gợi ý về cách thức thực hiện, vài lời căn dặn về những sai lầm, vướng mắc cần tránh (đừng quên dặn khi gặp trục trặc thì báo cáo, trao đổi với người nào). Khi giao việc nên thể hiện sự trọng thị nhưng nhẹ nhàng, không nên nói “việc này dễ ợt” hoặc “tôi quá bận nên giao cho cậu”…Càng giúp người thực hiện hiểu rõ công việc càng tốt. Nếu có tài liệu hãy chuyển cho họ và đừng quên yêu cầu ký nhận (nếu không, họ dễ làm thất lạc và không còn tâm trí đâu để lo việc). Nếu việc có liên quan đến vài người khác, nên đặt nhiệm vụ phối hợp cho những người ấy, mời họ cùng dự cuộc trao đổi. Cố nhiên, bên cạnh giao việc, phải giao thời gian, giao phương tiện và kinh phí (nếu cần).

Cuối cùng nên dành thời gian theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và khích lệ người thực hiện. Nếu quá bận, có thể uỷ nhiệm cho ai đó theo dõi, kiểm tra giúp. Còn uốn nắn và khích lệ thì phải tự thực hiện.

Sái Thị Lệ Thủy