0236.3650403 (128)

Giới thiệu về Tài chính vi mô ở Ấn Độ


TCVM Ấn Độ có nguồn gốc từ những năm 70 khi hiệp hội các công nhân nữ của bang Guirajat hình thành một ngân hàng hợp tác xã đô thị, được gọi là ngân hàng Shiri Mahila SEWA Shahakari, với mục tiêu cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những phụ nữ nghèo làm việc trong khu vực không có tổ chức ở thành phố Ahmedabad, Guarat. Ngành tài chính vi mô tiếp tục phát triển trong những năm 19820 xung quanh khái niệm về nhóm tự trợ giúp (SHGs), tuyên bố rằng họ sẽ cung cấp cho những  khách hàng của họ những dịch vụ tín dụng và tiết kiệm cần thiết.

Từ những khởi đầu khiêm tốn, khu vực đã phát triển đáng kể trong những năm qua để trở thành một ngành công nghiệp nhiều tỷ đô la, với những cơ quan như ngân hàng phát triển ngành công nghiệp nhỏ của Ấn Độ, ngân hàng quốc gia nông nghiệp và phát triển nông thôn đã dành nguồn lực đáng kể cho TCVM.

Đối tượng của TCVM Ấn Độ hiện nay không chỉ là những phụ nữ nghèo mà hướng tới tầng lớp dân cư nghèo, có thu nhập thấp. Hiện nay, ở Ấn Độ ước tính có đến 200 - 300 triệu hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo đói. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có 5% số người nghèo ở nông thôn được tiếp cận với tài chính vi mô và có đến 29% người không nghèo tiếp cận chương trình.

* Dự án tài chính vi mô điển hình - Nhóm tự trợ giúp (SHGs)

Nguồn gốc của SHGs là từ sáng kiến của ngân hàng Grameen của Banladesh, được thành lập bởi Mohammed Yunus, hình thành vào năm 1975. SHGs có nguồn gốc từ sự tồn tại của một hay nhiều vấn đề khu vực nơi màý tức của người dân nghèo ở nông thôn được xây dựng và quá trình hình thành nhóm bắt đầu. SHGs đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc sống củanhững người phụ nữ trong xã hội và trao quyền kinh tế cho họ. SHGs huy động các khoản tiết kiệm từ những người hay nhóm người sau đó tái phân phối khoản thu nhập đó cho người nghèo.

SHG (The shlf-help group) là một nhóm tự quản gồm, phổ biến  từ 10 đến tối đa 20 thành viên, trong đó đa phần là phụ nữ. Nguồn vốn cho thành viên vay trong mỗi nhóm ban đầu là từ các khoản tiết kiệm của nhóm, ngoài ra còn các khoản khác như doanh thu, lãi, phí của hội viên. Ngoài ra, nhóm còn tìm kiếm từ các nguồn tài trợ như các ngân hàng thương mại, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tài trợ của Chính phủ… Hầu hết các SHG đều có sự liên kết với các tổ chức khác, có thể tổ chức đó là các NGOs. Có những SHG lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng, nhờ vào sự liên kết này mà các SHG có thêm các nguồn tài chính, giúp nâng cao trình độ quản lý, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống.

 Nguyễn Thị Hạnh- Khoa QTKD