0236.3650403 (128)

KHÁI NIỆM VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ QUỐC GIA


BÀI 1

KHÁI NIỆM VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ QUỐC GIA

            Th.S Phạm Thị Thu Hương

            Williamvà Alan cho rằng “ nợ quốc gia, cũng có thể được gọi là nợ công, là tổng giá trị các khoản nợ của chính phủ tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định” (1994, trang 796). Đây là khoản nợ mà Chính phủ tạo ra bằng cách vay mượn từ đối tượng cho vay trong nước (có thể bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình…). Ngoài ra, nợ cũng được phát sinh bởi vay mượn từ những đối tượng cho vay ở nước ngoài (ODA – tổ chức hỗ trợ phát triển chính thức, IMF – quỹ tiền tệ quốc tế …được phát hành bởi trái phiếu quốc tế.

            Nói chung, tổng giá trị bằng tiền mà chính phủ vay mượn để bù đắp thâm hụt ngân sách được xem là nợ quốc gia.

            Theo Michael, “ cán cân ngân sách của chính phủ bằng thu nhập từ thuế trừ đi những khoản chi tiêu. Nếu chi tiêu vượt thu nhập từ thuế , thì chính phủ có thâm  hụt ngân sách” (2003, trang 518).

            Do đó, nợ chính phủ hay nói cách khác, thâm hụt ngân sách tích lũy đến một điểm nhất định và thường được đo lường bằng bao nhiêu phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

            Các khái niệm về thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia có liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ dưới đây sẽ giải thích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia bằng một phép loại suy đơn giản. Trong một năm chính phủ chi tiêu 6.000 tỷ  nhưng chỉ kiếm được 5.000 tỷ  vì vậy khoản 1000 tỷ tăng thêm này được xem như là thâm hụt ngân sách. Khoản tiền này Chính phủ vay mượn từ các tổ chức trong nước và chính phủ nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách , sau đó, nó dẫn đến nợ quốc gia 1000 tỷ. Vấn đề này tiếp tục được lặp lại trong năm tiếp theo (chi tiêu nhiều hơn thu nhập 1000 tỷ) và do đó, một lần nữa nước này có thâm hụt ngân sách 1000 tỷ  và nợ quốc gia 2000 tỷ. Nếu điều này duy trì trong năm năm tiếp theo, nước này sẽ có thâm hụt 1000 tỷ/năm và nợ chính phủ vào cuối năm thứ 5 sẽ là 5000 tỷ. Do đó, tổng các khoản tiền vay mượn mà tăng thêm mỗi năm tại một thời điểm nhất định được xem là nợ quốc gia.

            Như ví dụ nêu trên, sự khác biệt giữa hai giá trị - thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia rõ ràng là về thời gian. Không giống như thâm hụt ngân sách được tạo ra bằng cách so sánh giữa chi tiêu của chính phủ và thu nhập trong một năm, còn nợ quốc gia là thâm hụt ngân sách tích lũy trong mỗi năm.