0236.3650403 (128)

Khó khăn trong chuyển đổi An sinh xã hội Hoa Kỳ


Giả sử rằng thế hệ sau của người làm việc (tức thế hệ mà khi những người làm việc hiện tại về hưu sẽ đến lượt họ là thế hệ những người làm việc trong giai đoạn thứ 2 của những người hiện tại đang làm việc – giai đoạn họ về hưu) muốn tự tài trợ và tự tiết kiệm cho việc hưu trí của họ. Thay vì chuyển nhượng thu nhập cho những người về hưu, họ quyết định họ muốn mua trái phiếu và cổ phiếu, và khi về hưu họ bán chúng để tài trợ cho việc tiêu dùng. Vấn đề dễ thấy ở đây là: chuyện gì sẽ xảy ra đối với người về hưu hiện thời nếu người lao động mua trái phiếu và cổ phiếu thay vì chuyển nhượng thu nhập? Rõ ràng rằng, người về hưu sẽ gặp khó khăn và họ cảm thấy bị đối xử bất công bằng. Khi những người này đang còn làm việc, họ không mua trái phiếu và cổ phiếu,họ chuyển nhượng thu nhập trong sự kỳ vọng rằng sẽ nhận được lợi ích như vậy khi về hưu. Bạn cảm thấy như thế nào nếu điều đó xảy ra đối với bạn?

Nếu thế hệ sau muốn tự tài trợ thì người lao động phải tiết kiệm gấp đôi: Họ phải tiết kiệm (tiêu dùng ít hơn thu nhập của họ) để chuyển nhượng thu nhập cho người về hưu, và họ phải tiết kiệm một lần nữa đề mua trái phiếu và cổ phiếu cho chính bản thân họ. Khi họ về hưu, họ sẽ bán những chứng khoán đó để tài trợ cho sự tiêu dùng và không tiếp nhận thêm bất kỳ sự chuyển nhượng nào từ những thế hệ sau. Nếu một thế hệ của người lao động sẵn sàng tiết kiệm gấp đôi và không tiếp nhận sự chuyển nhượng nào từ người lao động khi họ về hưu, từ đó mỗi thế hệ sau sẽ chỉ tiết kiệm một lần cho chính bản thân họ bằng cách mua trái phiếu và cổ phiếu. Nếu sự chuyển tiếp từ hệ thống này sang hệ thống khác xảy ra đối với từng thế hệ thì thế hệ này phải tiết kiệm gấp đôi trong khi họ chỉ nhận được một quyền lợi. Đó là sự hi sinh cho một thế hệ của người lao động.

Nó sẽ công bằng hơn nếu chia đều sự hi sinh này cho nhiều thế hệ. Thay vì tiết kiệm gấp đôi - tiết kiệm hơn 100% thì thế hệ đầu tiên của người lao động chỉ phải tiết kiệm nhiều hơn 50%. Ví dụ, thay vì tiết kiệm gấp đôi 200$ thay cho 100$, thế hệ đầu tiên của người lao động phải tiết kiệm 150$, gửi 90$ cho người về hưu (thay vì 100$ cho người về hưu) và tiết kiệm 60$ cho bản thân họ; và sau đó thế hệ thứ hai chỉ phải tiết kiệm 150$, gửi 80$ cho người về hưu (thay vì là 90$) và tiết kiệm 70$ cho bản thân họ. Cuối cùng, các thế hệ tương lai sẽ không gửi gì cho người về hưu mà chỉ tiết kiệm cho bản thân họ. Nói như vậy, mỗi thế hệ sẽ tự tài trợ hoàn toàn. Nhưng trong suốt thời kỳ chuyển tiếp, một vài thế hệ thực hiện tiết kiệm thêm và mang thêm một gánh nặng, và những thế hệ khi về hưu sẽ tiếp nhận ít hơn những gì mà họ kỳ vọng.

Chìa khoá của vấn đề này: để chuyển đổi từ hệ thống người lao động hỗ trợ người về hưu đến hệ thống tự tài trợ thì phải có sự hy sinh. Hoặc người về hưu hiện thời có thể bị bỏ rơi, bắt buộc họ phải chịu hoàn toàn sự hi sinh mặc dù họ đã hỗ trợ cho thế hệ về hưu trước khi họ còn đang làm việc, hoặc một thế hệ người lao động phải tiết kiệm gấp đôi nhưng chỉ nhận được một lợi ích đơn, hoặc sự hi sinh phải được chia ra cho nhiều thế hệ người lao động và người về hưu. Ở đây không có cách nào dễ dàng để chuyển đổi từ hệ thống người lao động hỗ trợ người về hưu sang hệ thống cá nhân tự tài trợ. Sự chuyển đổi này có thể thực hiện được trong dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn thì khó thực hiện.

Dịch từ Credit Risk Measurement - New Approaches to Value at Risk and Other Paradigms - ANTHONY SAUNDERS, LINDA ALLEN

                                                                                    Th.SMai Xuân Bình – Khoa QTKD