0236.3650403 (128)

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM QUÝ 2/2022 – KHỞI SẮC Ở NHIỀU NHÓM NGÀNH


Về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh GDP Quý II đạt 7,72% so với cùng kỳ 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua kể từ 2011. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp tăng bền vững với 3,02%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 8,87% do hoạt động sản xuất công nghiệp đang được duy trì và phục hồi, chủ yếu nhờ nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,45%. Đáng chú ý, khu vực du dịch đang trên đà phục hồi khi tăng 8,56%. Mảng dịch vụ lưu trú, ăn uống; vui chơi giải trí đã phục hồi trở lại khi Chính phủ mở cửa đường bay quốc tế và dỡ bỏ biện pháp phòng dịch. Tăng trưởng GDP 6T/2022 đạt 6,42% đang phục hồi dần ở nhiều nhóm ngành, lĩnh vực. Một số ngành có mức tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn so với trước dịch như công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ; xuất khẩu hàng hóa. Ngành công nghiệp tăng 8,48%, trong đó nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế khi tăng 9,66%. Các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất trang phuc, thiết bị điện; thuốc, hóa dược. Nếu phân theo khu vực địa lý, một số địa phương có tăng trưởng GRDP cao tập trung ở khu vực Bắc Bộ, miền Trung với các vị trí thuận lợi cho giao thương trong kinh tế như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa. Đây là tín hiệu tích cực với kinh tế Việt Nam trong 6T cuối năm.

Về chỉ số CPI và lạm phát, ap lực lạm phát gia tăng: CPI Quý II tăng 2,96% và 6T2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát gia tăng chủ yếu do giá xăng dầu trong nước từ đầu năm tăng cao hơn 50% so với cùng kỳ; giá hàng hóa và tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ giai đoạn trước nhờ giá các mặt hàng thực phẩm (giá thịt heo) – đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào chỉ số lạm phát và giá điện, nước giảm.

Về bán lẻ và tiêu dùng, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng hồi phục tích cực: Tổng doanh số bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng ước Quý II và 6 tháng đầu năm đều tăng trưởng cao so với mức nền thấp của năm trước. Cụ thể, Quý II ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5%; 6T/2022 tăng 11,7% - tốc độ tăng cao hơn so với trước dịch. Đáng chú ý, dịch vụ ăn uống, lưu trú, lữ hành hoạt động trở lại nhờ sự bùng nổ về du lịch đã mang lại KQKD khởi sắc. Trong các quý tới, mảng tiêu dùng khả năng sẽ hồi phục nhờ Sức cầu tiêu dùng hồi phục khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn; Hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng mạnh khi đường bay quốc tế đượcmở lại. Quá trình hồi phục có thể được đẩy nhanh với kỳ vọng Chương trình phục hồi và phát triển KTXH sẽ có tác động vào nửa cuối năm 2022 khi mới đây Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện. Chương trình. Tuy nhiên, quá trình phục hồi cũng cần lưu ý đến yếu tố lạm phát và chính sách Zero Covid của Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng giảm đi.

ThS. Mai Xuân Bình - Khoa QTKD