0236.3650403 (128)

Lạm phát cơ bản của Trung Quốc tăng 1,4% trong tháng Hai


Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Trung Quốc tăng 1,4% trong tháng Hai so với một năm trước đó, hồi phục sau 5 năm liên tục khá thấp và vượt quá mong đợi nhất. Dữ liệu chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (CPI) so sánh với mức tăng 0,8% trong tháng một. Mục tiêu lạm phát tiêu dùng mới của Trung Quốc là khoảng 3%, giảm từ 3,5% trong năm 2014.

Sự gia tăng lạm phát trong giai đoạn này là do những đóng góp của các quan chức trong việc tổ chức chào đón năm mới âm lịch của Trung Quốc. Các số liệu chính thức có thể giảm bớt một số lo ngại giảm phát cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, mặc dù các nhà phân tích đã không được thuyết phục rằng thời gian nghỉ là một yếu tố cho sự gia tăng so với cùng năm.

"Cơ quan thống kê cho biết Tết Nguyên đán là lý do đằng sau lạm phát cao hơn, mặc dù chúng ta cảm thấy lời giải thích này là không đủ cho rằng năm ngoái Tết Nguyên đán cũng rơi vào tháng Hai," nhà kinh tế Dariusz Kowalczyk của Credit Agricole tại Hồng Kông cho biết.

"Trong bất kì trường hợp nào, dữ liệu khẳng định quan điểm của chúng tôi rằng sẽ không có cắt giảm lãi suất đang được xem xét bởi ngân hàng trung ương bởi lạm phát đang quản lý lãi suất thực và những mức lãi suất này bây giờ thấp hơn với lạm phát cao hơn," ông nói.

Chỉ số giá sản xuất (PPI), nó bao gồm lạm phát giá bán buôn và giá sản xuất, cho thấy tình trạng giảm phát ngày càng xấu đi, suy giảm 4,8% trong tháng Hai và làm nổi bật điểm yếu cố hữu trong nền kinh tế. Kỳ vọng là cho sự sụt giảm là 4,3%, với số liệu của tháng một. Trung Quốc hiện nay đã nhìn thấy tình trạng giảm phát giá xuất xưởng khoảng ba năm.

Dư thừa tại các nhà máy được cho là góp phần vào giảm phát, cùng với sự suy giảm của thị trường bất động sản.

Điểm yếu dai dẳng

Hồi đầu tháng này, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết chính phủ sẽ có một mục tiêu lạm phát tiêu dùng khoảng 3%, giảm từ 3,5% trong năm 2014. Dữ liệu lạm phát tháng Giêng, với mức thấp nhất trong năm năm là 0,8%, đã cho thấy rằng áp lực lạm phát tổng thể ở Trung Quốc vẫn còn yếu. "Giảm lạm hiện rõ trên hầu hết các loại, từ thực phẩm đến nhà ở cho hàng gia dụng," ông Chan nói.

"Giá tiêu dùng đã được điều tiết vì khủng hoảng nhà đất và dư thừa công suất chung trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, và giá dầu thấp hơn cũng làm giảm chi phí năng lượng hàng bán lẻ."

Thủ tướng Lý nói rằng nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn trong năm nay, so với trước đó.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay, giảm so với mục tiêu 7,5% trong năm 2014.

ThS. Lê Nguyễn Ngọc Quyên – Khoa QTKD

Nguồn: http://www.bbc.com/news/business-31809501