0236.3650403 (128)

MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA VROOM TRONG QUẢN LÝ


Trong điều kiện của việc ứng dụng rộng rãi máy tính vào quản lý và ra quyết định, một quan điểm nghiên cứu lãnh đạo theo tình huống nhận định được quan tâm rộng lớn đó là mô hình ra quyết định của Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago. Mô hình này đầu tiên được phát triển bởi Vroom Và Yetton, sau đó được cụ thể hóa bởi Vroom và Jago nên mang tên cả ba người. Các tác giả cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là ra quyết định, lãnh đạo có hiệu quả là việc đưa ra quyết định có hiệu quả, vì thế các tác giả đã phát triển một mô hình ra quyết định. Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago cho rằng không có một phong cách lãnh đạo phù hợp cho mọi tình huống. Trái lại, người lãnh đạo phải phát triển một hệ thống các phong cách và lựa chọn, sử dụng phong cách phù hợp với mọi tình huống cụ thể.

Một trong những vấn đền cần phải giải quyết trong hoạt động của người lãnh đạo là ông ta phải biết khi nào thì phải tham khảo người dưới quyền khi ra quyết định và khi nào thì điều đó là lãng phí thời gian. Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago phát triển năm phong cách ra quyết định và một loạt các câu hỏi chẩn đoán tình huống để từ đó xác định tương ứng với mỗi tình huống thì phong cách nào là phù hợp nhất.

Phong cách ra quyết định ( lãnh đạo): Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Jago xác định năm phong cách ra quyết định, trong đó hai phong cách là nhóm quyết định. Các phong cách này được thể hiện như sau:

Để xác định tình thế các tác giả đã phát triển một loạt câu hỏi và gắn liền với cây quyết định từ đó xác định phong cách ra quyết định phù hợp với từng tình huống cụ thể. Các câu hỏi để xác định tình huống là:

A.    Vấn đề phải giải quyết có đòi hỏi một quyết định với chất lượng cao hay không ?

B.     Tôi có đủ thông tin để ra quyết định với chất lượng cao hay không ?

C.     Vấn đề phải giải quyết là cấu trúc hay phi cấu trúc ( cụ thể, rõ ràng hay mơ hồ, không rõ ràng ) ?

D.    Việc chấp nhận quyết định bởi người dưới quyền có là quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả quyết định hay không ?

E.     Nếu tôi tự mình ra quyết định, có cơ sở để chắc chắn rằng quyết định sẽ được chấp nhận bởi người dưới quyền hay không ?

F.      Những người dưới quyền có cùng chung mục tiêu với tổ chức trong việc giải quyết vấn đề hay không ?

G.    Giải pháp được chọn có tạo ra mâu thuẫn giữa những người dưới quyền hay không ?

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN