0236.3650403 (128)

Một số biểu hiện phi ngôn ngữ cần lưu ý trong thuyết trình


1.Tốc độ khi nói

Tốc độ nói là điều phải được đặc biệt coi trọng. Nó là yếu tố làm cho bài phát biểu của bạn hấp dẫn hơn. Dĩ nhiên ta tránh nói quá nhanh hay quá chậm.

+ Nếu bạn nói nhanh quá, người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn, họ sẽ không hiểu bạn đang nói gì

+ Ngược lại, nói chậm quá khiến bạn sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy buồn ngủ. Nên khi nói phải quan sát phản ứng của người nghe để điều chỉnh cho hợp lý.

Tuy nhiên, có những từ lạ tai, ý khó và những từ cần được nhấn mạnh thì phải được nói thật chậm, thật rõ, thật mạnh để cho người nghe nhận ra. Đôi khi có những câu khó, ta phải nói chậm hẳn cả câu)

Những câu chứa đựng  ý sâu sắc quá không được phép nói nhanh, sẽ rất uổng.

2. Nhịp điệu trong khi nói

Trong khi phát biểu bạn thấy câu hay đoạn nào quan trọng thì nên nhấn mạnh, đoạn nào thì cần phải hạ thấp giọng. Điều này sẽ giúp người nghe dễ dàng hình dung và bắt ý hơn.

3. Âm lượng

Nếu âm lượng khi nói cứ đều đều sẽ khiến người nghe không chăm chú lắng nghe dù vấn đề có quan trọng đến đâu. Nên giọng nói phải đủ nghe, trong khi nói lúc thì trầm lúc bổng mới cuốn hút người nghe. Có như vậy, bài phát biểu của bạn mới có sức thuyết phục khán giả.

4. Sự ngừng lại

Tạm dừng. Để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ và      nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.

5. Ngôn ngữ cơ thể

- Giao tiếp qua ánh mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .

Thường xuyên nhìn khán giả sẽ giúp cảm thấy họ không phải người thừa.

Hãy dừng lại vài giây nhìn một người nào đó trước khi đưa ánh mắt đến một người khác.

Nếu thời gian giao tiếp qua ánh mắt kéo dài hơn từ 3-5 giây, người nghe sẽ cảm thấy không thoải mái.

Khi khán giả không nhìn bạn nữa, đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho biết họ không còn lắng nghe bạn.

- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện, cởi mở. Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.

 Hãy dùng nét mặt để thể hiện sự quan tâm, lòng nhiệt tình, sự thấu cảm và sự hiểu biết của bạn.

Những biểu hiện thích hợp sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn đối với người nghe.

Hãy thành thật! Tốt nhất bạn nên tự kiểm tra trước gương trước khi thực hành nét mặt.

Hãy thường xuyên mỉm cười một cách tự nhiên.

 -Điệu bộ:  hãy giữ những điệu bộ,cử chỉ của bạn một cách tự nhiên, đừng quá máy móc, tránh những cử chỉ lặp lại. Và nên thận trọng, đừng đưa ra những cử chỉ có thể bị xem là mất lịch sự hoặc gây khó chịu về mặt văn hóa như dùng tay ra hiệu, đặc biệt là đừng đút tay vào túi quần khi nói.

Bạn nên dùng tay để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.

 -Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.

Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước người nghe

-Tư thế

Hãy đứng thẳng với tư thế chân rộng bằng vai, đầu gối xuôi một cách tự nhiên khi bạn không đi lại trong phòng.

Tư thế đứng này sẽ giúp bạn trông tự tin, thư giãn và có quyền lực.

Bạn nên tỏ ra thoải mái và không lúng túng, hãy luyện tập vài lần để có được cảm giác đó.

-Chuyển động

Hãy tỏ ra thật sinh động khi thuyết trình.

Hãy chuyển động một chút, ngay cả khi bạn phải đứng trên bục hoặc bên cạnh chiếc máy chiếu.

Đừng đi lang thang hay làm điều gì kỳ quặc như chạy nhảy, lắc người, đi nhanh hoặc những hành động gây ra sự xao lãng không cần thiết.

Nói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp

Người viết: Nguyễn Thị Thảo