0236.3650403 (128)

NGUYÊN LÝ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


+ Đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên đối với khách hàng

      Đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên đối với khách hàng là yêu cầu tối cao với hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. nó xuất phát từ đặc trưng cơ bản nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại là dựa vào chủ yếu vốn bằng tiền nhàn rỗi của xã hội. Hơn nữa, đó cũng là dấu hiệu nói lên khả năng tài chính mạnh hay yếu của một ngân hàng thương mại phải đảm bảo toàn bộ giá trị của tài sản có lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn việc cho vay không có khả năng thu hồi sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ, và có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên nếu chỉ khối lượng tài sản có lớn hơn tài sản nợ thôi thì chưa đủ nói lên khả năng thanh toán của ngân hàng, mà còn phải tính đến khả năng thanh toán của những tài sản có, để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt trang trải số thiếu trong thanh toán bù trừ hoặc những nhu cầu vay mượn chính đáng của khách hàng, trong khi vẫn giữ được tỷ lệ dự trữ theo luật định.

+ Bảo đảm mức sinh lời cao

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng thương mại. Dù hoạt động trong bất kỳ điều kiện nào thì các ngân hàng thương mại đều phải phấn đấu để có mức lợi nhuận cao. Có như vậy mới mong tồn tại và phát triển, đặc biệt trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt. Để đạt được điều này, các ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh hoạt động cho vay và đầu tư, cho vay được nhiều, với những khoản cho vay có độ an toàn và thu nhập tiến lãi cao.

+Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và yêu cầu mức sinh lời cao.

      Trong kinh doanh muốn đứng vững và cạnh trang được ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, phải đảm bảo thanh khoản ở mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Nếu quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Giả sử một ngân hàng chấp nhận rủi ro cao thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời thì sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Ngược lại nếu quá thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản thì sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm nguy hại hơn nữa là làm cho khách hàng xa lánh, mất tin tưởng, bỏ đi nơi khác. Tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính của ngân hàng.

      + Sắp xếp tài sản có theo trật tự tính lỏng của chúng. Đảm bảo yêu cầu về dự trữ sơ cấp (tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng trung ương và tiền gửi ở các ngân hàng khác) và dự trữ thứ cấp (chứng khoán ngắn hạn).

      Nếu dự trữ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác thì dự trữ thứ cấp được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp khi có nhu cầu cần thiết. Ngoài ra cần phải tính tỷ lệ hợp lý giữa cho vay và đầu tư dài hạn trong mối tương quan với các khoản mục xét theo thời hạn của tài sản nợ.

      + Bảo đảm tỷ lệ cần thiết của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoặc tỷ lệ giữa vốn đó với tổng tài sản rủi ro.

      + Đánh giá khả năng tài chính của ngân hàng thương mại trên cơ sở tính điểm theo chỉ tiêu cần thiết.

      + Có biện pháp hữu hiệu phòng chống rủi ro trong kinh doanh và tiến hành phân tích tác động của nó đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nguyễn Thị Hạnh - Khoa QTKD