0236.3650403 (128)

Những hạn chế và biện pháp khắc phục trong chi NSNN cho ANQP hiện nay


Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những  yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều  hình thức, âm mưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Trước tình hình an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng ta cần xác định những hạn chế còn tồn tại và tìm cách giải quyết là một vấn đề cần quan tâm.

Hạn chế:

Việt Nam lệ thuộc vào nguồn cung cấp quốc phòng của Nga: Việt Nam là một trong những thị trường vũ khí lớn của Nga. Mối quan hệ này đã đi xa hơn việc bán hàng đơn thuần mà còn bao gồm các lãnh vực đào tạo, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị quan trọng hoặc hệ thống vũ khí. Những năm gần đây, Nga cung cấp tới 93% tổng sản phẩm nhập khẩu quân sự của Việt Nam.Nga cũng bán vũ khí cho cả Trung Quốc và Việt Nam.Nhưng Trung Quốc lại có đầy đủ tiềm lực để cải tiến những công nghệ có được từ Nga để phát triển nguồn vũ khí của mình.Trong khi Việt Nam chỉ biết nắm bắt công nghệ.Chính điều đó gây ra sự bất lợi cho quốc phòng của Việt Nam so với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc.

- Hiện nay, vấn đề quản lý chi ngân sách an ninh quốc phòng ở nước ta hiện nay không được công khai minh bạch. Việt Nam vẫn chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu để những chi tiêu mua thiết bị cho quân đội không bị mất mát vào tham nhũng hối mại, tình trạng quản lý còn yếu kém lại không có truyền thống giám sát độc lập và vững chắc từ Quốc hội, Tư pháp và báo chí nên khó phát hiện có những sai trái trong chi ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng.

- Nguồn chi cho Ngân sách an ninh quốc phòng Việt Nam còn hạn chế, chỉ chiếm chưa tới 5% GDP và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Singapo, Indonesia,….Do vậy, các phương tiện quân dụng của Việt Nam còn lạc hậu so với các quốc gia khác, không đảm bảo cho chiến tranh hiện đại nếu xảy ra ra nguy cơ chiến tranh.

Khắc phục

- Việt Nam cần xem xét đến những thị trường cung cấp vũ khí khác trên thế giới nhằm giảm phụ thuộc vào thị trường vũ khí Nga, rút bớt thị phần của Nga trong việc cung cấp trang quân dụng cho an ninh quốc phòng. Các nước Đông Âu như Ba Lan, Séc, Áo,…những quốc gia có nền công nghiệp vũ khí phát triển và trong lịch sử cũng từng ủng hộ Việt Nam.

- Dẫu biết rằng, các Chi phí quốc phòng là cần thiết, và cũng không đòi hỏi hoàn toàn công khai như các công ty tư nhân. Tuy nhiên vẫn cần có cơ chế giảm sát để tránh tham nhũng. Trên thực tế, cuốn tài liệu “Sách trắng về quốc phòng Việt Nam” đã được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1998 và lần thứ 2 vào năm 2004. Tuy nhiên, trong tài liệu này hoàn toàn không đề cập đến những chi phí liên quan đến Quốc phòng, an ninh. Nhà nước cần sớm đưa ra cơ chế giám sát, tăng cường kiểm toán để tránh tình trạng ngân sách bị thất thoát.

- Việt Nam là quốc gia đang phát triển, giành được độc lập dân tộc trễ hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, do vậy vấn đề an sinh xã hội, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu song hành cùng an ninh quốc phòng bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy, hiện nay, ngân sách chi cho quốc phòng an ninh của Việt Nam còn quá thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước cần cân đối và tăng chi cho Ngân sách quốc phòng an ninh để tân trang phương tiện, vũ khí hiện đại hơn nhằm bảo đảm sự an toàn cho quốc gia trong thời đại mới.

ThS. Hoàng Thị Xinh