0236.3650403 (128)

QUẢN LÝ NHÂN VIÊN-THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO NHÀ QUẢN LÝ TRONG XU THẾ NGÀY NAY


Ngày nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: sức ép kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp và mất việc lan rộng, các nhân viên tiêu biểu đang ngày một già đi; công sở có nhiều phụ nữ và dân da màu hơn; việc thu hẹp hoạt động doanh nghiệp và nhu cầu cao trong việc sử dụng nguồn lao động tạm thời đang làm gián đoạn mối liên kết lòng trung thành -  thứ ràng buộc chủ doanh nghiêp và người lao động. Trong thời kỳ khó khăn về kinh tế, việc quản lý hiệu quả thường được đánh giá cao, đặc biệt là quản lý  nhân sự  hiệu quả. Song, trong thời kỳ suy thoái toàn cầu này đã khiến cho các nhà quản lý trong việc quản lý nhân viên trở nên khó khăn hơn.

  1. Ứng phó với sức ép kinh tế

Khi nền kinh tế Mỹ xuống dốc trong tình trạng suy thoái, nặng và kéo dài vào năm 2008, gần như tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng theo. Tình trạng thất nghiệp và mất việc lan rộng, những ai tồn tại được mà không mất việc đều phải chấp nhận tình trạng bị cắt giảm lương. Bất cứ nhà quản lý nào cũng có thể điều hành một doanh nghiệp khi việc kinh doanh xuôi chèo mát mái bởi sự khác biệt giữa quá trình quản lý hiệu quả và yếu kém phản ánh sự khác nhau giữa việc kiếm được nhiều tiền và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, vào thời điểm tồi tệ, số phận của các nhà quản lý cũng chẳng hơn gì so với nhân viên cấp dưới, khi nguy cơ sa thải và cắt giảm lương luôn hiện hữu. Sự khác biệt giữa quản lý hiệu quả và yếu kém có thể được hiểu là sự khác nhau giữa tồn tại và thất bại. Trong giai đoạn thuận lợi, việc làm tốt cách thức tưởng thưởng, gia tăng sự hài lòng và giữ chân nhân viên đã khó. Nay, trong thời điểm khó khăn, ngoài  những vấn đề trên thì  sự căng thẳng, ra quyết định đối với nhân viên và khả năng đương đầu với những thách thức cần được chú trọng.

  1. Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa nền kinh tế đồng nghĩa việc quản lý không còn bị giới hạn bởi ranh giới các quốc gia. Các nhà quản lý buộc phải có khả năng làm việc trong các môi trường kinh doanh khác nhau với những con người thuộc các nền văn hóa khác nhau.

Thứ nhất, các nhà quản lý có khả năng phải đảm nhận một vị trí làm việc ở nước ngoài. Làm việc ở nước ngoài, điều đó có nghĩa là họ quản lý một nguồn nhân lực có thể khác rất nhiều về nguồn nhân lực ở công ty mẹ về nhu cầu, nguyện vọng, thái độ…

Thứ hai, ngay cả khi ở nước mình, các nhà quản lý cũng có thể phải làm việc với những nhà đầu tư, đồng nghiệp, nhân viên dưới quyền thuộc các nền văn hóa khác nhau. Để làm việc một cách hiệu quả, nhà quản lý cần phải hiểu được văn hóa của người lao động, tôn trọng cá nhân người lao động, tôn trọng sự khác biệt giữa những người lao động và làm cho công việc quản lý thích hợp với những khác biệt đó.

Toàn cầu hóa nền kinh tế, người lao động càng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn công việc nên sự trung thành của nhân viên với tổ chức ngày càng giảm sút. Một bài toán quan trọng là các nhà quản lý cần phải đưa ra nhiều biện pháp thích hợp để khuyến khích người lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức.

  1. Đa dạng hóa lực lượng lao động

Một trong những thách thức quan trọng có tính phổ biến nhất mà các tổ chức hiện đang phải đối mặt đó là phải quản lý những người lao động có các đặc điểm khác nhau về văn hóa, giới tính, độ tuổi… trong một tổ chức. Đó chính là đang dạng hóa lực lượng lao động.

 Tính đa dạng văn hoá: sự hoà hợp giữa các nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau không yêu cầu mọi người từ nhiều nền văn hoá phải đồng hoá hay hoà hợp thành một, mà những đặc điểm riêng biệt của người này có thể học hỏi và thừa nhận nó. Điều này có nghĩa các nhà quản trị cần phải chuyển triết lý của họ từ chỗ đối xử với mọi người như nhau sang nhìn nhận lại những khác biệt và phản ứng trước những khác biệt đó để bảo đảm giữ được người lao động và tăng năng suất nhưng đồng thời lại không có sự phân biệt đối xử.

Những xu hướng nhân khẩu học thay đổi cũng gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản lý đội ngũ nhân viên đó là: ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực luợng lao động hơn và cả nhiều tộc người thiểu số cũng tham gia vào đội ngũ lao động.  Xu hướng con người sống và làm việc lâu hơn. Đặc biệt sau thế chiến thứ 2, việc tăng lên về dân số. Những người được sinh ra vào giai đoạn này được gọi là sự bùng nổ thế hệ trẻ. Nếu như trước kia, những người lao động lớn tuổi làm việc đến độ tuổi 55. Nhưng những năm sau đó và ngày nay thì độ tuổi nghỉ hưu tăng lên và không còn ở độ tuổi 55 nữa. Rõ ràng, những xu hướng này mở rộng nhiều điểm khác biệt: văn hoá, dân tộc, kiến thức, quan điểm, giá trị, phong cách sống…Điều này đòi hỏi những thay đổi lớn trong công tác quản lý vừa để đảm bảo phù hợp với những đòi hỏi chung của xã hội vừa để đảm bảo tối ưu hoá việc sử dụng nguồn nhân lực của tổ chức.

  1. Sự phát triển những cách sắp xếp công việc mới, linh hoạt hơn

- Các chương trình có thời gian linh động: người lao động tự mình quyết định, sắp xếp thời gian làm việc của chính họ, khi nào đến và rời khỏi nơi làm việc. Bằng cách đó, có sự cân bằng giữa kế hoạch làm việc và nhu cầu cuộc sống cá nhân của họ. Thông thường nhân viên phải làm việc với giờ giấc cố định đã được quy định sẵn như bắt đầu làm việc vào buổi sáng là 8h sáng đến 12h, nghỉ trưa và bắt đầu công việc buổi chiều là 1h đến 5 chiều. Thay vào đó họ sẽ thay đổi giờ giấc làm việc để phù hợp kế hoạch của họ nhưng vẫn đảm bảo thời gian làm việc: họ bắt đầu làm việc vào buổi sáng lúc 7h-11h, buổi chiều lúc 2h-6h. Có 3 nguyên nhân chính sử dụng cách thức làm việc này: (1) sự thoả mãn trong công việc,(2) sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc (3) sự vắng mặt không lý do giảm.

- Rút ngắn tuần làm việc: đó là cách thức giảm thời gian làm việc trong tuần nhưng tăng thời gian làm việc trong ngày, thay vì làm việc 5ngày/ 1tuần, 8h/1ngày, ngày càng nhiều người thích kiểu làm việc này đó là giảm số ngày làm việc xuống còn 4 ngày/ 1tuần, 10h/ 1ngày.

- Chia sẻ công việc: là hình thức rất phù hợp với công việc bán thời gian, đó là hai nhân viên gánh vác các nhiệm vụ của một công việc riêng lẻ. Và dĩ nhiên trách nhiệm, lương, phần thưởng của họ được chia đôi tương xứng với thời gian công việc mà họ bỏ ra. Hình thức này cũng phổ biến đối với công việc toàn thời gian, song điều này đòi hỏi cần có thời gian  linh động. Thông thường, sự sắp xếp chia sẻ công việc mang tính tạm thời.

- Tự nguyện giảm thời gian làm việc là chương trình cho phép các nhân viên giảm thời gian làm việc xuống bằng số thời gian nhất định, và theo đó mức lương bị trừ sẽ tỉ lệ thuận với số ngày nghỉ. Tuy nhiên, ngày nghỉ trong tháng phải có mức giới hạn, điển hình giảm từ 10 đến 20% thời gian.

- Hỗ trợ làm việc từ xa: thực chất là việc sử dụng công nghệ thông tin, việc kết hợp công nghệ máy tính với công nghệ viễn thông đã tạo ra các siêu xa lộ thông tin, cho phép tất cả mọi người có thể liên lạc với nhau ở tất cả mọi nơi trên toàn thế giới. Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển kĩ thuật đã tạo ra những thuận lợi vô cùng to lớn cho quản lý: công việc quản lý đã, đang và sẽ tiếp tục được vi tính hoá. Đồng thời sự bùng nổ thông tin cũng làm cho khối lượng thông tin phải xử lý nhiều hơn, phức tạp hơn, và đặc biệt làm thay đổi cách thức làm việc. Nhiều công việc mới được tạo ra, cách thức tổ chức quản lý và giải quyết công việc cũng thay đổi nhanh chóng.

Thách thức đối với các nhà quản ly là rất khó quản lý đội ngũ nhân viên này, bởi rất khó theo dõi, sắp xếp, bố trí công việc đặc biệt những công việc có liên quan với nhau, sẽ dễ dẫn đến tình trạng trì trệ công việc.

  1. Cuộc cách mạng về chất lượng

Một doanh nghiệp hoạt động tốt không phải chỉ có việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ tốt với giá cả thấp hơn đối thủ cùng ngành là đủ. Nhà quản lý luôn làm mọi cách để cho tổ chức phát triển. Và để phát triển thì tất cả các khâu, các hoạt động của tổ chức phải tốt, hoàn hảo.

Đòi hỏi nâng cao năng suất và chất lượng

Ngày nay, các nhà quản lý phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gây gắt hơn. Muốn tồn tại, họ phải tìm cách nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Và các nhà quản lý hiểu rằng, hơn ai hết, người lao động có vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng và nâng cao năng suất lao động

 Đòi hỏi nâng cao kỹ năng người lao động

Theo ý trên, người lao động đóng vai trò  quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng để làm được điều đó, người lao động cần có kỹ năng và ngày càng nâng cao kỹ năng để đáp ứng sự thay đổi liên tục năng suất và chất lượng sản phẩm. Song, các nhà quản lý cần có các chương trình để đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của người lao động, để làm được điều này thật không đơn giản.

Khuyến khích đổi mới và thay đổi

Các doanh nghiệp thành công ngày nay phải khuyến khích đổi mới và làm chủ được nghệ thuật đổi mới, nếu không họ sẽ bị đào thải. Thắng lợi sẽ đến với những doanh nghiệp nào biết duy trì sự linh hoạt, liên tục cải tiến chất lượng và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh bằng cách liên tục đổi mới các sản phẩm và dịch vụ. Các nhân viên của một doanh nghiệp có thể là một lực lượng tích cực đổi mới và ngược lại, học có thể là một lực lượng cản trở đổi mới

Thách thức đối với các nhà quản lý là phải thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên và đồng thời có khả năng thích ứng được với thay đổi đó do chính các nhân viên mình tạo ra.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Nhiều công ty đã thất bại bởi nhân viên không tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. Công việc của nhà quản lý lúc này là tạo ra văn hóa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hang, nơi mọi người lao động đều thân thiện và lịch sự, dễ dàng tiếp cận, hiểu biết, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khách  hàng và sẵn lòng làm những gì cần thiết để tạo ra sự hài lòng cho khách hàng

6. Sự xuất hiện những hình thức tổ chức mới

-  Thuê ngoài: thuê mướn các công ty bên ngoài thực hiện những công việc kinh doanh không quan trọng (nhiệm vụ ngoại vi).

-  Lực lượng lao động thời vụ: tức là việc thuê mướn các nhân viên làm việc  cho tổ chức trong các giai đoạn nhất định khi có nhu cầu. Bao gồm những người lao động tự do, nhà thầu phụ, những người lao động chuyên nghiệp độc lập…Và lực lượng lao động này ngày càng tăng.

-  Tập đoàn “ảo”: là một hình thức linh động, thành lập một tổ chức tạm thời, được hình thành từ một nhóm các công ty vì một cơ hội.

Thách thức đối với nhà quản lý là không thể quản lý được đội ngũ lao động này, đơn giản họ không thuộc nhân viên chịu sự quản lý của mình.

Nguyễn Thị  Thảo