0236.3650403 (128)

QUẢN TRỊ NHU CẦU VÀ DỰ BÁO


Mục đích quản trị nhu cầu là điều phối và quản lý tất cả các nguồn nhu cầu để chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả và sản phẩm được phân phối kịp thời hạn.

Hai nguồn nhu cầu cơ bản:

Nhu cầu phụ thuộc:nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ này phát sinh từ nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ khác

Nhu cầu độc lập:nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ không phát sinh trực tiếp từ những sản phẩm hoặc dịch vụ khác

Với nhu cầu độc lập doanh nghiệp có thể:

Chủ động tác động đến nhu cầu:các hoạt động có thể làm tăng nhu cầu như đặt áp lực đối với lực lượng bán hàng, chế độ ưu đãi cho khách hàng, tiến hành chiến dịch bán hàng, cắt giảm giá. Ngược lại, muốn giảm nhu cầu có thể tăng giá và giảm nỗ lực bán hàng.

Thụ động, chỉ phản ứng với nhu cầu:Doanh nghiệp với công suất làm việc tối đa, không muốn làm gì để tăng nhu cầu. Doanh nghiệp không có khả năng thay đổi nhu cầu như vì các lý do như chi phí quảng cáo, thị trường bão hòa, nhu cầu vượt quá khả năng kiểm soát. Bên cạnh đó là các lý do về cạnh tranh, pháp luật, môi trường và đạo đức.

Các loại dự báo

Dự báo được chia thành 4 loại cơ bản: định tính, dự báo theo chuỗi thời gian, dự báo nhân quả, và mô phỏng.

Định tính (Qualitive):Kỹ thuật định tính mang tính chủ quan và dựa trên các ý kiến đánh giá.

Dự báo theo chuỗi thời gian (Time Series Analysis):Dựa trên các dữ liệu liên quan đến nhu cầu trong quá khứ có thể dùng để dự đoán nhu cầu tương lai. Dữ liệu quá khứ có thể gồm một số thành phần như: ảnh hưởng theo xu hướng, mùa vụ, chu kỳ.

Dự báo nhân quả (Causal relationship):Dự báo nhân quả sử dụng kỹ thuật hồi quy tuyến tính, giả định các yếu tố cơ bản và yếu tố môi trường.

Mô phỏng (Simulation):Mô hình này cho phép người dự báo vận hành các giả định về điều kiện dự báo.

Trong chương này nhấn mạnh vào phương pháp định lượng và dự báo theo chuỗi thời gian vì các phương pháp này thường được dùng trong hoạch định và quản trị chuỗi cung ứng.

Các thành phần nhu cầu

Xu hướng (Trend):Xu hướng đại diện cho hoặc là sự gia tăng hoặc suy giảm qua nhiều năm và xuất phát từ các nhân tố như phát triển dân số, sự thay đổi dân số, văn hóa, thu nhập. Đường xu hướng là đường tuyến tính, chữ S, theo hàm mũ hoặc không đối xứng

Theo mùa (Seasonal): dạng dữ liệu cứ tự lặp lại sau một số ngày, tuần, tháng hoặc quý (do ảnh hưởng của mùa màng thay đổi trong năm như mùa mưa - mùa nắng, hay xuân - hạ - thu – đông)

Giai đoạn theo mô hình (t)

Độ dài thời gian

Số mùa trong mô hình

Tuần

Tháng

Tháng

Năm

Năm

Năm

Ngày

Tuần

Ngày

Quí

Tháng

Tuần

7

4-4,5

28 – 31

4

12

52

Ví dụ:nhu cầu biến đổi theo mùa như quần áo, quạt, lò sưởi, du lịch,..

Tự tương quan (Autocorrelation ): mối quan hệ giữa các biến trong chuỗi số liệu                                                                                                 

Chu kỳ (Cyclical): Các biến động chu kỳ thường có sự di chuyển hình sóng có thời gian hơn 1 năm và bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chính trị và kinh tế vĩ mô.

Ví dụ: chu kỳ kinh doanh (suy thoái hoặc tăng trưởng).

Biến đổi ngẫu nhiên (Random):phát sinh trong trường hợp các dữ liệu xuất hiện một cách tình cờ và ở trong các hoàn cảnh không bình thường, tuân theo một mô hình không rõ nét.

Các biến động ngẫu nhiên có nguyên nhân từ những sự kiện không lường trước như thiên tai địch họa (động đất, núi lửa, hỏa hạn), đình công, chiến tranh.

Phân tích chuỗi thời gian

Các mô hình dự báo chuỗi thời gian cố gắng dự đoán tương lai dựa vào dữ liệu quá khứ.

Ví dụ:

Dữ liệu thu thập được về sản lượng bán trong 6 tháng qua có thể dùng để dự báo sản lượng bán trong tháng thứ 7.

Dữ liệu sản lượng bán hàng quý trong vài năm qua có thể dùng để sự báo cho các quý tới.

Mặc dù cả hai ví dụ trên đều chứa dữ liệu về sản lượng bán nhưng có thể dùng mô hình chuỗi thời gian khác nhau.

Dự báo ngắn hạn: dưới 3 tháng. Dự báo này thường dùng để lập kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc,v.v...

Dự báo trung hạn: 3 tháng đến 2 năm. Dự báo này thường dùng để lập kế hoạch sản xuất bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động nguồn lực,v.v..

Dự báo dài hạn: dài hơn 2 năm. Dự báo này thường dùng để sản xuất sản phẩm mới, định vị hoặc mở rộng doanh nghiệp v,v...

Việc doanh nghiệp chọn mô hình dự báo nào là tùy thuộc vào: Thời gian dự báo; Dữ liệu sẵn có; Tính chính xác theo yêu cầu; Quy mô ngân sách dự báo; Sự sẵn có của nhân viên có trình độ.

Nguyễn Huy Tuân