0236.3650403 (128)

Sử dụng người trung gian trong đàm phán


Khi bạn đã cho nổ tung tất cả các con đường, và các bên liên quan trong đàm phán vẫn không đạt được một thỏa thuận, một người trung gian sẽ trở nên cần thiết. Bằng việc thỏa thuận sử dụng  một trung gian, tất cả các bên bày tỏ lòng mong muốn giải quyết tình hình. Hãy suy nghĩ cặn kẽ trước khi sử dụng  người trung gian – nó rất tốn kém.

Hiểu biết quá trình trung gian.

Trung gian là một quá trình trong đó các bên bị bế tắc xem xét những đề nghị của một bên thứ ba, thỏa thuận trước nhưng không bị ràng buộc phải chấp nhận những khuyến cáo của người trung gian. Người trung gian đóng vai trò của một trọng tài giữa các bên đàm phán và cố gắng tìm được điểm chung nhất trong chương trình nghị sự của họ. Khi một vài điểm chung đã được thiết lập, người trung gian có thể bắt đầu tìm ra những lộ trình hai bên có thể chấp nhận được để thoát ra khỏi bế tắc.

Vai trò của một bên trung gian.

Người trung gian lý tưởng thì không thiên vị, xem tất cả các góc cạnh, người có thể chấp nhận bởi hai bên, hiểu rõ các vấn đề, giúp các bên tìm ra những giải pháp của chính họ, và đưa ra những khuyến cáo một cách nhanh chóng.

Chọn một trung gian

Một trung gian phái được chấp nhận bởi cả hai bên như như là người không thiên vị và cũng phải được hiểu biết và thông tin đầy đủ về những điểm của vấn đề  để có thể đưa ra những khuyến cáo thích hợp với cả hai bên. Nên cố gắng chỉ định một người có chức vụ ( một cựu nhân viên cao cấp với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan hay một nhà ngoại giao nghỉ hưu) làm người trung gian. Mặc dù chức vụ của họ có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cùng, nhưng khả năng của một trung gian để phân xử một cách hữu hiệu sẽ bị hạn chế nếu như họ không có khả năng khuyến nghị một giải pháp. Hãy xem xét sử dụng một người kém địa vị hơn để làm trung gian: ví dụ, người nào không có trước một khái niệm nào về sự  bế tắc và có thể đưa ra một loạt những đề nghị sáng tạo, cho các giải pháp tốt nhất trước một thế bí.

Phải đảm bảo cho người trung gian hoạt động trong khi các bên vẫn còn mong muốn tiến tới.

Xem xét những đề nghị không bình thường để giải quyết những bế tắc.

RA TRỌNG TÀI – TÒA ÁN KINH TẾ

Nếu một cuộc đàm phán đổ vỡ, bạn có thể giải quyết tranh chấp bằng cách dùng trọng tài. Việc này liên quan đến việc đưa bên thứ ba để phá vỡ bế tắc. Theo nguyên tắc trọng tài, cả hai bên được yêu cầu phải tuân theo phán quyết sau cùng được đưa ra bởi trọng tài.

Chấp nhận tốn kém để có được phán quyết trọng tài đúng

Phải  chắc rằng bạn hoàn toàn hieur rõ quá trình trọng tài

CHỌN LỰA TRỌNG TÀI

Nếu bạn cần phải ra trọng tài, có nhiều lựa chọn mở ra cho bạn. Hãy sử dụng những cơ quan trọng tài bán thường xuyên như  Phòng thương mại hoặc các thủ tục để  giải quyết các tranh chấp. Hoặc có thể yêu cầu một tòa án độc lập, một cá nhân hay một cơ quan chuyên nghiệp để làm trọng tài cho bạn. Tuy nhiên vì điều này đòi hỏi sự tham gia của những chuyên viên có trình độ và việc thiết lập những thoả thuận chính thức cho nên trọng tài như thế thường chậm và tốn kém – vì vậy phải chắc là không còn sự chọn lựa nào khác cho bạn thì hẳn đến.

VAI TRÒ CỦA MỘT TRỌNG TÀI

Một trọng tài lý tưởng là một người không thiên vị, được trao quyền để đưa ra những phán quyết và thận trọng với những phát hiện. Trọng tài giúp hai bên đạt đến những giải pháp của họ, giữ sự vô tư trong cuộc đàm phán, có kiến thức về tất cả vấn đề, được kính nể bởi hai bên, xem xét các trở ngại gây ra bế tắc và đi đến những quyết định có thể buộc thi hành theo luật pháp.

Hãy chon một trọng tài mà cả hai bên có thể hoàn toàn tin tưởng.

Nếu cần thiết, yêu cầu bên thứ ba chỉ định một trọng tài cho bạn.

Nguyễn Thị Thảo