0236.3650403 (128)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG “QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC”


Chính sự tiến bộ và phát triển của Kinh tế - Xã hội, sự phát triển của Kỹ thuật – Công nghệ, sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, thêm vào đó là sự đổi mới và ngày càng hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp đã làm cho các tư tưởng về Quản trị chiến lược dần dần hình thành và thay đổi không ngừng qua từng thời kỳ[1]. Dưới đây là vài nét về sự thay đổi đó:

§  Trước thập niên 60 của Thế kỷ XX, chiến lược kinh doanh đã được quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp và các nhà kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Khi đó, tư tưởng chiến lược còn đơn giản, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc phát hiện và phân tích các cơ hội kinh doanh trên thị trường, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định chiến lược.

§  Trong thập niên 60, các nhà kinh tế học trên Thế giới vẫn trân trọng các quan điểm trước đó nhưng đề xuất thêm một số mô hình phân tích ma trận chiến lược như: mô hình ma trận BCG, mô hình ma trận Mc. Kinsey, cũng như phương pháp lượng hoá các yếu tố phân tích,…nên đã mở ra một cách nhìn mới có tính toán học trong việc đưa ra các quyết định đầu tư có tính chiến lược.

§  Trong thập niên 70, bên cạnh việc kế thừa các tư tưởng chiến lược trước đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các nhà kinh tế Nhật Bản đã đưa ra tư tưởng chiến lược đáp ứng nhanh yêu cầu nâng cao chất lượng, sản xuất và công nghệ đánh dấu bằng mô hình đúng thời gian (JOT – JIT: Just in time).

§  Vào thập niên 80, nhằm khắc phục hạn chế trong ứng dụng mô hình phân tích bằng ma trận trước đó. Michale Porter đã đưa ra mô hình phân tích môi trường để xác định vị thế cạnh tranh chiến lược của doanh nghiệp.

§  Vào những năm cuối thế kỷ XX, tư tưởng về chiến lược đã có nhiều thay đổi, yếu tố thời gian được đặc biệt ưu tiên, thêm vào đó là sự phát triển của những công ty tư vấn và dịch vụ cho chiến lược. Đặc biệt trong điều kiện ngày nay, việc hoạch định chiến lược tối ưu cũng chưa đảm bảo cho thắng lợi mà phải đảm bảo điều chỉnh chiến lược thường xuyên và năng động.

  Tóm lại, chính sự thay đổi trong tư tưởng chiến lược mà các quan điểm về chiến lược cũng thay đổi qua các thời kỳ và ngày càng hoàn thiện hơn.

ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD