0236.3650403 (128)

TIỀN TỆ Ở TRẠI POW


N.GREGORY MANKIW,MACROECONOMICS

Một hình thức bất thường của hình thái tiền tệ hàng hóa phát triển ở một số nhà tù Đức quốc xã ( hay còn gọi tắt là POW) trong chiến tranh thế giới thứ II. Hội chữ thập đỏ cung cấp cho tù nhân nhiều hàng hóa khác nhau như thức ăn, quần áo, thuốc lá…Tuy nhiên, những khẩu phần được phân bổ mà không chú ý đến sở thích cá nhân, do đó việc phân bổ thường không hiệu quả. Một tù nhân có sở thích là ăn chocolate, trong khi đó những người khác thì lại thích bơ, và phần khác nữa thì lại muốn có áo mới. Sự khác biệt trong thị hiếu và tài sản của mỗi tù nhân đã dẫn đến sự trao đổi với những người khác.

Trao đổi chưng tỏ là cách thuận tiện phù hợp với nguồn lực hiện có hiện tại, tuy nhiên, vì nó yêu cầu sự trùng hợp từ 2 phía đối tượng có nhu cầu, nên nói cách khác, một hệ thống trao đổi không phải là cách dễ nhất để đảm bảo rằng mỗi tù nhân đều nhận được hàng hóa có giá trị nhất với họ. Ngay cả một nền kinh tế nhỏ bị hạn chế như ở trại tù binh chiến tranh POW, họ cũng cần một  hình thái của tiền tệ để thực hiện việc trao đổi.

Cuối cùng, thuốc lá  trở thành nền tảng của “tiền tệ”, trong đó, giá đã được thiết lập và một số thứ bắt đầu được trao đổi. Ví dụ, một chiếc áo sơ mi tại đây có giá là 80 điếu thuốc lá. Dịch vụ cũng được xác định dựa trên thuốc lá, ví dụ: một vài người tù đề nghị một người tù khác giặt quần áo thì giá trị là 2 điếu thuốc cho mỗi lần. Dù vậy, những người không hút thuốc vẫn vui vẻ chấp nhận những điếu thuốc khi trao đổi, họ biết rằng họ có thể đổi thuốc lấy một thứ hàng hóa nào đó mà họ thích thú trong tương lai không xa. Trong trại tù binh POW, thuốc lá trở thành một hàng hóa có giá trị, một đơn vị đo lường, và là vật ngang giá chung.

CH. Võ Thị Thanh Thương – Khoa QTKD