0236.3650403 (128)

TỔNG HỢP THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG


Đỗ Văn Tính

 

Kinh tế Mỹ.

Thị trường tài chính thế giới tiếp tục đón nhận tin vui đến từ những tín hiệu tích cực trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung Quốc. Chốt phiên giao dịch đầu tuần (rạng sáng 12/9 giờ Việt Nam), chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm mạnh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng vọt hơn 200 điểm lên đầu tiên trong gần 2 tháng lấy lại được mốc 27 ngàn điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq tăng vượt ngưỡng 8.100 điểm, trong khi chỉ số tầm rộng S&P 500 lên trên ngưỡng quan trọng 3.000 điểm. Tổng vốn hóa trên TTCK Mỹ tăng thêm khoảng 400 tỷ USD.

Trong một số diễn biến tích cực gần đây, đại diện Mỹ và Trung Quốc đều xác nhận sẽ trở lại vòng đàm phán thứ 13 tại Washintong. Thông tin mới nhất cho biết, ông Trump sẽ có mặt trong cuộc đàm phàn vào đầu tháng 10 này.

Các cổ phiếu công nghệ của Mỹ đồng loạt tăng sau thông tin tích cực Mỹ-Trung. Cổ phiếu Micron Technology tăng 2,2%; Cisco Systems tăng 1,5%...

Cổ phiếu Apple tăng vọt 3,2% sau khi đã tăng hơn 1% trong phiên liền trước. Apple vừa ra mắt 3 dòng iPhones, một chiếc Apple Watch, gói dịch vụ đăng ký truyền hình và dịch vụ đăng ký trò chơi có tên là Apple Arcade.  Chứng khoán Mỹ cũng được hỗ trợ bởi thông tin chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Mỹ tăng 0,3% trong tháng 8, cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Trong tháng trước, chỉ số này giảm 0,1%. PPI tăng sẽ khiến lạm phát tăng vào khiến Fed phải tính tới chuyện đẩy nhanh tốc độ giảm lãi suất.

Theo những tín hiệu của thị trường, có tới 91,2% khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 này. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng được kỳ vọng sẽ giảm lãi suất vào sáng ngày 12/09 (đầu giờ chiều giờ Việt Nam) cùng với một số biện pháp nới lỏng định lượng.

 (Nguồn: Tổng hợp từ https://vietnamnet.vn)

 

Công ty Mỹ đồng loạt cảnh báo tổn hại từ thương chiến

Business Insider cho biết, hàng chục đại diện của các hãng sản xuất cảnh báo các đòn thuế sắp đánh vào lượng hàng Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD sẽ làm tăng phí tổn cho người Mỹ và gây rủi ro cho việc làm trong nước. Một số ý kiến của các công ty Mỹ:

Các mức thuế này sẽ tiếp tục gây tổn hại không thể khắc phục cho doanh nghiệp nhỏ của chúng tôi. Thuế quan Mục 301 trong Danh sách 1 và 3 đã dẫn đến khoản phí hơn 600.000USD ngoài dự kiến, vốn rất lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi. Chúng tôi đã tính cụ thể khoản phí bổ sung của thuế quan Danh sách 4 đối với doanh nghiệp của mình sẽ là gần 1 triệu USD - Teresa Hack, Channel Products.

Khi lắp ráp tại Mỹ, chúng tôi đang cố gắng đạt được mục tiêu của chính quyền là chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, thuế đối với thành phần này sẽ hạn chế đáng kể năng lực của chúng tôi làm được điều đó một cách tiết kiệm và hiệu quả - Jennifer Dolin, Ledvance LLC.

Chúng tôi ủng hộ việc bắt các đối tác thương mại của Mỹ phải chịu trách nhiệm, và sử dụng các biện pháp thương mại chống nạn đánh cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp hoặc bán phá giá trái phép cùng những vi phạm thương mại khác đã được chứng minh theo các quy tắc quốc tế. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng thuế quan Danh sách 4 mới đề xuất sẽ chỉ làm tổn hại các lợi ích kinh tế của Mỹ -  Kerry Stackpole, Plumbing Manufacturers International.

Thuế quan sẽ khiến nhiều người không thể tiếp cận các sản phẩm quan trọng. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đang đón mùa mưa bão, dịp mà đèn tích điện thường được cần đến trong các tình huống khẩn cấp - Thomas Beckett, Portable Lights American Trade Organization

PESA tin rằng một số mức thuế đề xuất sẽ không thành công trong mục tiêu chống hành xử thương mại bất công của Trung Quốc. Thay vào đó, nó có nguy cơ gây tổn hại cho các ngành dịch vụ và sản xuất năng lượng Mỹ… - Tim Tarpley, Petroleum Equipment & Services.

Chúng ta đã chứng kiến các mức thuế tác động xấu đến việc làm của người Mỹ. Một trong số các thành viên của chúng tôi đã hủy kế hoạch bổ sung 100 việc làm và một số buộc phải chuyển sản xuất ra khỏi Mỹ, trái với mục tiêu mà chính quyền đề ra - Jennifer Cleary, Hiệp hội Các nhà sản xuất đồ gia dụng.

Vì thế, kết quả là: mất việc làm; đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc, Loftex và nhiều hãng khác nữa. Trong trường hợp của chúng tôi, mất việc làm, ước tính 25%, có thể là 600.000USD liên quan các việc làm ở địa phương. Phụ thuộc vào khung thời gian thì có thể kéo dài lâu hơn. Nếu đánh thuế càng lâu thì tác động về việc làm càng lớn - Charles Gaenslen, Loftex Home.

Điều này tiềm tàng gây đau đớn tột cùng cho các doanh nghiệp nhỏ không đủ năng lực thanh khoản để hấp thụ những khoản lỗ cao này, làm tăng nguy cơ vỡ nợ hoặc phá sản - Brandon Peckman, Real Trading LLC.

Đánh thuế vào các nguyên vật liệu hiếm mà chúng ta chỉ có thể mua từ Trung Quốc sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến Trung Quốc. Thay vào đó, nó chỉ làm hại chúng ta mà thôi - James Archibald, Wm. T. Burnett and Co.

Những thay đổi dự kiến về thuế quan gây tác hại bất đối xứng với các cá nhân, các công ty và cộng đồng ở Mỹ mà chúng tôi đang vận hành. Các mức thuế này còn làm mất đáng kể số lượng công việc phụ trợ thu nhập cao trong vận chuyển, kho bãi, dịch vụ cùng nhiều ngành khác - John Hayes, Tập đoàn Ball.

Thuế tăng khiến chúng tôi buộc phải nâng giá đối với các khách hàng bán lẻ Mỹ, khiến họ nâng giá với khách hàng của mình. Người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả, và đó là lý do chúng tôi không tăng giá trong hơn 5 năm qua - David Franco, Tập đoàn Sản xuất Franco.

 (Nguồn: tổng hợp từ https://vietnamnet.vn)

 

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tụt dốc

Mức tăng tưởng tồi tệ trong thời gian qua buộc Trung Quốc phải sớm hàn gắn mối quan hệ thương mại với Mỹ và thực hiện nhiều biện pháp hơn để kích thích kinh tế.

Dữ liệu được Trung Quốc công bố hôm thứ Hai vừa qua (16.9) cho thấy sản xuất công nghiệp - một chỉ số quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc - chỉ tăng 4,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, tệ hơn cả hiệu suất của ngành này trong tháng 7, khi tăng 4,8%. Đây là mức tăng trưởng yếu nhất của Trung Quốc trong 17 năm qua.

Sản xuất công nghiệp rất quan trọng vì nó là thước đo sản lượng của các doanh nghiệp chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất, khai thác và tiện ích của Trung Quốc. Số liệu mới nhất cũng thấp hơn mức tăng trưởng 5,2% mà các nhà phân tích dự kiến từ cuộc thăm dò của hãng thông tấn Reuters.

Các dữ liệu khác được công bố vào hôm thứ hai bởi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng phản ánh sự phát triển kinh tế nghèo nàn của nước này trong thời gian qua. Tăng trưởng doanh số bán lẻ đã chậm lại tới 7,5% trong tháng 8, giảm so với mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm ngoái.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã và đang gặp khó khăn vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong nước khi cố gắng ít lệ thuộc vào các khoản nợ hơn để tăng trưởng.

Dữ liệu mới nhất được đưa ra khi mối quan hệ thương mại căng thẳng của Trung Quốc với Mỹ mới chỉ cải thiện được đôi chút, khi Trung Quốc vào tuần trước công bố rằng nước này sẽ miễn áp thuế đối với đậu tương và thịt lợn của Mỹ. Đó là bước tiến mới nhất trong một loạt các nỗ lực được cả hai nước thực hiện để hạ nhiệt trước một vòng đàm phán thương mại mới.

Gần đây nhất, vào hôm 6/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 3 kể từ đầu năm, theo đó giải phóng lượng vốn 900 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 126 tỷ đô la Mỹ, trong hệ thống ngân hàng. Mức dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại Trung Quốc hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2007, hãng tin Bloomberg cho hay.

Trung Quốc cũng đã phá giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất sau hơn 1 thập kỷ trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học Trung Quốc của tổ chức Capital Economics, việc phá giá tiền tệ không có khả năng bù đắp hoàn toàn các vấn đề về thuế quan. Ông Rasmussen cho rằng Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới. Đồng thời, theo chuyên gia kinh tế gia cấp cao của tổ chức Oxford Economics, nhận định Trung Quốc cần phải thực hiện các biện pháp quan trọng để ổn định tăng trưởng. Tổ chức của ông dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm nay và 5,7% vào năm 2020.

Dù vậy, giới chức Trung Quốc khẳng định họ vẫn có đủ phương tiện để củng cố nền kinh tế của nước mình.

"Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực nhất định từ sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương ", "Nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn có khả năng phục hồi lớn, có đủ tiềm năng và không gian để có thể xoay trở linh hoạt."

(Nguồn: tổng hợp từ https://www.24h.com.vn)