0236.3650403 (128)

Vai trò của phát thanh truyền hình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.


Truyền hình Việt Nam thành lập năm 1970, là một trong những lĩnh vực còn rất non trẻ so với các lĩnh vực, các ngành khác. Trong thời gian từ 1970-1985, truyền hinh phát tiển châm vì đất nước có chiến tranh và vừa thoát khỏi chiến tranh. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu phủ sóng vùng Châu thổ sông Hồng. Truyền hình Việt Nam chỉ thực sự phát triển khi đất nước chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước khẳng định vai trò của Truyền hình Việt Nam trong cơ chế thị trường. Trong giai đoạn đó, để có thể làm cho truyền hình nước ta phát triển , ngân sách Nhà nước đã được chi để hỗ trợ cho truyền hình nước ta có thể đứng vững và phát triển, hội nhập cùng sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam, khu vực và thế giới

Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên canh những điểm chung của báo chí nó còn có những đặc tính riêng biệt của truyền hình.

 Tình thời sự là điểm chung của báo chí. Nhưng tuyền với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kiph thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí kkhi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu tuyền hình, truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hooie nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đầy là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.

- Trong xã hội hiện nay nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình nên có thể truyền hình trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo tin giảng giải nó”. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tun rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.

Những nguyên nhân cơ bản tác động chi Ngân sách Nhà nước cho phát thanh truyền hình:

- Những vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước về truyền hình nẩy sinh khi hệthống truyền hình có bước phát triển nhẩy vọt, trong khi đó mô hình quản lý nhà nước

- Nội dung chương trình có nguồn gốc nhập khẩu vẫn mang tính chi phối. Tỷ trọng thời lượng các chương trình khoa học giáo dục, tin tức thời sự với các chương trình giải trí và quảng cáo chưa thực sự cân đối phù hợp.

- Nhiều vấn đề bất cập nẩy sinh như: công tác quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền, vấn đề“bản quyền” và “độc quyền” sản phẩm truyền hình, chỉ số đánh giá (rating) v.v..

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tính chuyên nghiệp đang là mục tiêu mà các đài truyền hình hướng tới, tuy nhiên yêu cầu này chưa đạt kết quả cao trong thực tế.

Từ những nguyên nhân này mà Nhà nước trong những năm qua đã quan tâm hơn và chi để đảm bảo và nâng cao chất lượng của phát thanh truyền hình, từ đó góp phần vào việc phát triển của đất nước.

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước cho phát thanh truyền hình ở nước ta

- Trong tất cả các nguồn thu của phát thanh truyền hình, Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu, phương hướng đã đề ra của Nhà nước, cần tăng cường công tác quản lý Ngân Sách Nhà nước.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực phát thanh truyền hình: Trong những năm qua chi Ngân sách Nhà nước không ngừng tăng qua từng năm, nhưng như thế là chưa đủ so với nhu cầu phát triển của phát thanh truyền hình. Vì vậy cần tăng cường huy động vốn đầu tư thông qua quảng cáo, phí thuê bao, ....

- Cần nâng cao đội ngủ cán bộ, và công tác quản lý phát thanh truyền hình. Hơn nữa, máy móc thiết bị, công nghệ cần phải được chú trọng hơn. Lĩnh vực phát thanh truyền thông ở các nước trên thế giới có một sự phát triển vượt bậc. Điển hình là ở Mỹ, đài truyền hình CNN là tập đoàn truyền thông lớn nhất trên thế giới. Công nghệ mới giúp cho CN N có thể đến thu tin tức tạo bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào với hiệu quả cao nhất. Vì vậy, Đài truyền hình Việt N am phải phát huy nội lực, nâng cao năng lực tự chủ và khả năng thích ứng với nhu cầu của xã hội.  Phải chủ động đa dạng hoá các nguồn đầu tư, đa phương hoá các loại hình hợp tác. Có như vậy mới tạo được nguồn vật lực vứng mạnh, nguồn taic chính dồi dào để tái đầu tư và mở rộng đầu tư cho phát triển. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm truyền hình. Nhà quản lý phải năng động, có tầm nhìn chiến lược, có kinh nghiệm quản lý, đáp ứng được những yêu cầu và chuNn mực quốc tế. Đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, sáng tạo trong công việc, năng động trong mọi tình huống.

Truyền hình Việt N am sau một chặng đường phát triển tuy không dài những đã đóng một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Là kênh thông tin tuyền truyền đường lối và chính sách của Đảng và N hà nước, truyền hình đã truyền tải nhanh chóng, chính xác, kịp thời những quyết sách quan trọng, mang tính chiến lược tới mọi vùng miền của Tổ quốc. Những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, các hoạt động kinh tế quốc tế trong và ngoài nước được cập nhật liên tục và truyền tải kịp thời. Truyền hình đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, thúc đNy sự phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh, những lợi thế của từng địa phương, mỗi vùng miền và cả quốc gia ra bên ngoài thế giới. Đồng thời, truyền hình cũng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu văn hoá và là kênh cung cấp các hoạt động giải trí,... Bên cạnh đó, truyền hình Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề tồn tại đang là trở ngại cho quá trình phát triển trong những năm tới, chẳng hạn như về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực, nội dung và sự đa dạng hoá của cac chương trình, sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Với sự hỗ trợ nguồn chi của Ngân sách Nhà nước trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành phát thanh truyền hình, để từ đó phát thanh truyền hình của nước ta có thể đứng vững trên thị trường thế giới.

ThS. Hoàng Thị Xinh